1. Tìm hiểu về ngành Điều dưỡng
- Điều dưỡng (tiếng Anh là Nursing) là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe và các khả năng; dự phòng bệnh và chấn thương; thực hiện nhiệm vụ xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị đáp ứng con người; tăng cường chăm sóc sức khỏe cho các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
- Mục tiêu của ngành Điều dưỡng là đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên, sinh viên có ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm trước sức khỏe của người dân, người bệnh. Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ đúng đắn, có kiến thức khoa học cơ bản vững chắc. Có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề theo tiêu chuẩn. Có kiến thức tốt về khoa học xã hội – khoa học tự nhiên – khoa học chuyên ngành về khối ngành chăm sóc sức khỏe của người bệnh và ngành điều dưỡng, từ đó chăm sóc người bệnh, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
- Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, được trang bị những kiến thức chuyên môn chuyên ngành tạo tiền đề tốt nhất phục vụ vấn đề làm việc sau khi ra trường. Được trang bị những kỹ năng mềm, kỹ năng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, giúp người bệnh phục hồi và khỏi bệnh nhanh chóng. Biết kiểm tra tình tạng bệnh nhân, kê toa thuốc, trị liệu…
2. Các khối thi vào ngành Điều dưỡng
– Mã ngành: 6720301
– Ngành Điều dưỡng thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- B00: Toán, Hóa, Sinh
- A00: Toán, Lý, Hóa
- C08: Văn, Hóa, Sinh
- D07: Toán, Hóa, Anh
- D08: Toán, Anh, Sinh
3. Điểm chuẩn ngành Điều dưỡng
Điểm chuẩn ngành Điều dưỡng năm 2024 của các trường đại học, cao đẳng giao động trong khoảng từ 15 đến 21,25 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.
4. Cơ hội việc làm ngành Điều dưỡng
Ngành Điều dưỡng được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Trong điều kiện đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, có một cuộc sống khỏe mạnh là nhu cầu cần thiết của mỗi người. Chính vì lý do này mà ngành Điều dưỡng cũng như những người phục vụ trong ngành đều trở nên hấp dẫn, thu hút nhân lực. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận các công việc chuyên môn như:
- Nhận định tình trạng của người bệnh để lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc cụ thể cho từng bệnh nhân;
- Quản lý và chịu trách nhiệm bảo quản Dược phẩm, các trang thiết bị trong khoa, phòng, đơn vị và những dụng cụ y tế theo sự phân công tại cơ quan công tác;
- Đề xuất các biện pháp hợp lý, cùng bác sĩ chăm sóc bệnh nhân và nâng cao sức khỏe người bệnh;
- Quản lý ngành, tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng;
- Tham gia phát hiện và phòng chống bệnh dịch tại địa phương;
- Tư vấn sức khỏe cho người bệnh và nhân dân;
- Chăm sóc sức khỏe, nâng cao sức khỏe cộng đồng;
- Tham gia các công tác hành chính, quản lý sổ sách và bệnh án theo sự phân công của cấp trên.
Với những công việc trên, bạn có cơ hội làm việc tại các đơn vị như:
- Làm việc tại các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương;
- Làm việc tại Bộ y tế;
- Làm việc tại các địa chỉ liên quan tới lĩnh vực y tế;
- Các trung tâm, trạm y tế, các dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng…
5. Mức lương ngành Điều dưỡng
Mỗi cá nhân, mỗi vị trí làm việc trong ngành Điều dưỡng sẽ nhận được mức thu nhập khác nhau. Cụ thể:
- Với vị trí nhân viên Điều dưỡng làm hợp đồng chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ được chi trả mức lương khoảng từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng.
- Đối với nhân viên Điều dưỡng đã được biên chế theo chế độ nhà nước, mức lương được tính theo ngạch, thông thường từ 5 – 6 triệu đồng/ tháng cộng cả các khoản trợ cấp khác.
- Đối với người làm lâu năm, dày dạn kinh nghiệm hơn, sẽ nhận được mức lương từ 10 triệu đồng/ tháng trở lên.
6. Những tố chất phù hợp với ngành Điều dưỡng
Học tập và làm việc ở bất cứ ngành nghề, công việc nào thì bạn cũng cần có những phẩm chất nhất định. Và ngành Điều dưỡng cũng vậy. Không chỉ là những tố chất cần có, mà đôi khi nó trở lên thành bắt buộc đối với một người hoạt động trong ngành Điều dưỡng. Những tố chất đó là:
- Có trình độ chuyên môn tốt;
- Có kỹ năng ăn nói, giao tiếp;
- Tính siêng năng và cẩn thận tỉ mỉ;
- Có tinh thần mạnh mẽ;
- Có tính lạc quan và sự năng động;
- Yêu thương và trân trọng bệnh nhân;
- Tư duy nhạy cảm, thông minh;
- Chấp hành nội quy, quy định của bệnh viện, nơi làm việc;
- Có sức khỏe tốt đảm bảo cho công việc.
7. Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:
– Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên (có ảnh và dấu xác nhận của CQĐP nơi cư trú thời hạn không quá 6 tháng)
– Phiếu đăng kí xét tuyển theo mẫu (Tải file tại đây).
– Học bạ THPT ( 02 bản sao công chứng);
- Bằng Tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời ( 02 bản sao công chứng).
– Căn cước công dân ( 02 bản sao công chứng);
– Giấy tờ ưu tiên (nếu có);
– 04 ảnh 3×4.
8. Liên hệ tư vấn nhập học:
PHÒNG TUYỂN SINH - TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI - HCIT ( CDD0141)
Địa chỉ: Số 54A1 đường Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0243.2216.292; Hotline: 0936.717172;
Email: hcit.edu.vn@gmail.com; Website: www.hcit.edu.vn
THAM KHẢO THÊM THÔNG TIN CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO HỆ CAO ĐẲNG TẠI ĐÂY:
3 BƯỚC NỘP HỒ SƠ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY – TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI