logo
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
HA NOI COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE
NGÀNH DINH DƯỠNG NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ? PHÂN HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP DINH DƯỠNG
Tác giảTrung Tâm Thông tin &Truyền thông

Nhiều năm trở lại đây, trước thực tế mỗi người ngày càng quan tâm tới việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, ngành dinh dưỡng đã dần trở nên quan trọng đối với đời sống xã hội.

Y học dinh dưỡng nghiên cứu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể

1. Dinh dưỡng học là gì?

Ngành Dinh dưỡng hay y học dinh dưỡng là ngành học được đào tạo để làm việc trong hệ thống dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Các cá nhân được trang bị kiến thức về dinh dưỡng cơ bản, dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng, dinh dưỡng tế bào. Từ đó, họ sẽ hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe, giá trị dinh dưỡng, vai trò của các chất dinh dưỡng, cơ chế hấp thu - chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể,...

>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-dieu-duong 

2. Ngành dinh dưỡng nghiên cứu, triển khai những công việc gì?

Ngành dinh dưỡng học đào tạo các chuyên gia dinh dưỡng. Công việc của chuyên gia dinh dưỡng thường bao gồm:

  • Thu thập thông tin, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh;

  • Lập kế hoạch can thiệp, truyền thông, giáo dục, hướng dẫn cộng đồng việc lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để phòng ngừa bệnh tật;

  • Xây dựng quy trình chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân;

  • Tham gia tổ chức, thực hiện và giám sát hoạt động dinh dưỡng tại bệnh viện, cơ sở kinh doanh dịch vụ thực phẩm;

  • Giám sát quy trình bảo quản, chế biến, vận chuyển và phân phối thực phẩm tại các cơ sở chế biến nhằm đảm bảo an toàn;

  • Phòng ngừa và khắc phục được tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của bệnh nhân trước khi phải sử dụng thuốc.

Ngành dinh dưỡng là ngành đào tạo ra các chuyên gia về dinh dưỡng

>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/dinh-duong-la-nghe-nghiep-can-thiet-dap-ung-nhu-cau-phat-trien-cua-xa-hoi 

3. Phân hạng chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng

Theo thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BYT-BNV, ngày 7/10/2015, chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng được phân thành 3 hạng là:

  • Dinh dưỡng hạng II: Chủ trì việc xây dựng, tổ chức thực hiện các quy định, quy trình, phác đồ; kiểm tra, giám sát, truyền thông, giáo dục và tư vấn, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm tại bệnh viện và cộng đồng. Cán bộ dinh dưỡng hạng II phải tốt nghiệp thạc sĩ trở lên hoặc chuyên khoa cấp 1 về chuyên ngành dinh dưỡng, đồng thời phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng hạng II;

  • Dinh dưỡng hạng III: Tổ chức thực hiện các quy định, quy trình và phác đồ dinh dưỡng; kiểm tra, giám sát, truyền thông, giáo dục và tư vấn, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm tại bệnh viện và cộng đồng. Cán bộ dinh dưỡng hạng III phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành dinh dưỡng;

  • Dinh dưỡng hạng IV: Thực hiện các quy định, quy trình và phác đồ dinh dưỡng; kiểm tra, giám sát, truyền thông, giáo dục và tư vấn, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm tại bệnh viện và cộng đồng. Cán bộ dinh dưỡng hạng IV cần phải tốt nghiệp cao đẳng dinh dưỡng.

Sự đóng góp của ngành dinh dưỡng sẽ giúp nâng cao sức khỏe của con người, phòng ngừa mức độ trầm trọng của bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người.

>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-duoc 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI

Đăng ký tư vấn

Gửi thông tin
Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận