logo
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
HA NOI COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI CHÍNH THỨC MỞ NGÀNH VI MẠCH BÁN DẪN
Tác giảTrung Tâm Thông tin &Truyền thông

Nhu cầu nhân lực khủng bổ sung cho ngành Vi mạch bán dẫn là một trong những lý do khiến ngành học này “cháy hồ sơ” mùa tuyển sinh 2024.

 

Ngành công nghiệp bán dẫn đang được hầu hết các quốc gia chú trọng đầu tư bởi nó tác động trực tiếp đến tiềm
lực công nghệ và sức mạnh kinh tế

 

Ngành vi mạch bán dẫn hiện đang là một trong những ngành học xu thế nhất trong năm 2024 và được dự đoán sẽ duy trì sức nóng trong nhiều năm tới. Ngành công nghiệp bán dẫn nói chung đang được hầu hết các quốc gia chú trọng đầu tư bởi nó tác động trực tiếp đến tiềm lực công nghệ và sức mạnh kinh tế.

 

  • Mã ngành: đang cập nhật
  • Hình thức xét tuyển: Xét học bạ hoặc điểm thi THPT quốc gia
  • Thời gian đào tạo: Hệ cao đẳng: 2,5 năm 
  • Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng Kỹ sư vi mạch bán dẫn.

>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-cong-nghe-ky-thuat-dien-dien-tu 

 

1. Ngành vi mạch bán dẫn là gì?

Ngành vi mạch bán dẫn là thuật ngữ chỉ các linh kiện được thiết kế để thực hiện một chức năng cụ thể trong hệ thống điện tử. Được xem là một thành phần quan trọng trong ngành công nghệ điện tử, vi mạch bán dẫn có xuất phát từ hai thuật ngữ gốc là “vi mạch” và “bán dẫn”. Trong đó, “vi mạch” chỉ các thành phần nhỏ được lắp ráp lại để tạo ra một bộ phận hoàn chỉnh, trong khi “bán dẫn” là một loại vật liệu được sử dụng để sản xuất những thành phần này.

Ngày nay, vi mạch bán dẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều thiết bị điện tử khác nhau. Các thiết bị này bao gồm máy tính, điện thoại di động, máy chơi game, máy ảnh số, thiết bị y tế và cả không gian. Trong các thiết bị này, vi mạch bán dẫn được sử dụng để thực hiện các chức năng như xử lý thông tin, lưu trữ dữ liệu, kết nối mạng và hiển thị hình ảnh.

Học ngành vi mạch bán dẫn là một lựa chọn thông minh cho những ai muốn một công việc với nhiều cơ hội thăng tiến và thu nhập cao do ngành công nghiệp này đang thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao. Chip và chất bán dẫn là một lĩnh vực trong công nghiệp chuyên sản xuất và phát triển các thành phần điện tử dựa trên tinh thể bán dẫn. Nếu tìm kiếm về ngành học này trên thế giới bạn sẽ thấy từ khóa phổ biến về ngành vi mạch bán dẫn.

 

Ngành này đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế toàn cầu; là nền tảng cho các thiết bị điện tử, vi mạch, và các linh kiện điện tử khác, được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ điện thoại thông minh, máy tính, đến ô tô và thiết bị y tế.

Vi mạch bán dẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều thiết bị điện tử khác nhau: máy tính, điện thoại, thiết bị thông minh...

Chọn học ngành vi mạch bán dẫn bao gồm các lĩnh vực chính sau:

  • Thiết kế vi mạch: Lập kế hoạch và tạo ra các vi mạch với kích thước và chức năng cụ thể.
  • Sản xuất bán dẫn: Chế tạo các vi mạch trên tấm bán dẫn bằng các quy trình tiên tiến như in thạch bản và khắc ion.
  • Kiểm thử bảo đảm: Đảm bảo chất lượng và hiệu suất của các sản phẩm bán dẫn trước khi xuất xưởng.
  • Đóng gói bán dẫn: Bảo vệ các vi mạch khỏi tác động môi trường và hỗ trợ kết nối với các thiết bị khác.

>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/do-hoa-da-phuong-tien-la-gi-co-hoi-nghe-nghiep-sau-khi-ra-truong 

2. Ngành vi mạch bán dẫn của trường Cao đẳng công thương Hà Nội đào tạo những gì?

Chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn của Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu về kiểm thử, đóng gói các vi mạch bán dẫn tích hợp.

Sinh viên ngành vi mạch bán dẫn còn được trang bị thêm các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị, pháp luật; có tư duy phân tích và đổi mới sáng tạo, có phẩm chất, năng lực tự chủ và khả năng thích ứng với môi trường khoa học công nghệ đang thay đổi, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế.

3. Nhu cầu nhân lực ngành vi mạch bán dẫn

Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp có sức phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới hiện nay, Đài Loan là vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực sản xuất Chip bán dẫn trên thế giới, đặc biệt là những sản phẩm có hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao. Đào tạo công nghệ bán dẫn là nhiệm vụ cấp bách không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu nhân lực ngành Công nghiệp bán dẫn của Việt Nam là 5.000 – 10.000 kỹ sư/năm, song khả năng đáp ứng chưa đến 20%. Số liệu từ Cổng thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cho thấy, Việt Nam hiện chỉ có 5.575 kỹ sư thiết kế chip.

Theo dự báo của chuyên gia kinh tế, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp chip bán dẫn trong 5 năm tới khoảng 20.000 người và 10 năm tới khoảng 50.000 người, đạt trình độ đại học trở lên.

Học ngành vi mạch bán dẫn là một lựa chọn thông minh cho những ai muốn một công việc với nhiều cơ hội thăng tiến và thu nhập cao 

4. Học ngành vi mạch bán dẫn ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?

Làm gì, ở đâu?

  • Kỹ sư ngành vi mạch bán dẫn có thể làm nhiều vị trí công việc khác nhau như:
  • Kỹ sư thiết kế điện tử, kỹ sư sản xuất, kỹ sư kiểm tra và chất lượng, kỹ sư phân tích và mô phỏng, kỹ sư ứng dụng bán dẫn…
  • Chuyên gia về vật liệu bán dẫn
  • Kỹ thuật viên giám sát quy trình đóng gói quy trình sản xuất trong ngành công nghiệp bán dẫn.
  • Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng: thực hiện các quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng của sản phẩm trong ngành công nghiệp bán dẫn như kiểm tra mẫu, chuẩn hoá quy trình kiểm tra, và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
  • Kỹ thuật viên bảo trì: phụ trách kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các máy móc, thiết bị và hệ thống điện tử trong ngành công nghiệp bán dẫn
  • Nghiên cứu viên tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn.

Lương bao nhiêu?

Mức lương khởi điểm sinh viên mới tốt nghiệp ngành vi mạch bán dẫn dao động từ 15-18 triệu đồng/tháng. Mức lương này được đánh giá là khá cao so với mặt bằng chung. Đặc biệt, những kỹ sư tay nghề cao, có năng lực ngoại ngữ tốt thu nhập không có con số giới hạn.

Kỹ sư ngành vi mạch bán dẫn có thể làm nhiều vị trí công việc khác nhau như KTV kiểm tra chất lượng, nghiên cứu viên tại các doanh nghiệp sản xuất...

5. Ai phù hợp với ngành vi mạch bán dẫn

  • Đam mê ngành công nghệ, kỹ thuật.
  • Có nền tảng kiến thức tốt về toán học, vật lý, hóa học và khoa học máy tính.
  • Có khả năng tư duy logic, phân tích và giải quyết vấn đề.
  • Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.

>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/nganh-cong-nghe-o-to-la-nganh-gi-sinh-vien-ra-truong-se-lam-gi-va-o-dau 

6. Tại sao nên học Vi mạch bán dẫn tại Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội?

  • Thời gian đào tạo rút gọn
  • Chương trình đào tạo song bằng với các trường đại học công nghệ hàng đầu Đài Loan
  • Nhiều cơ hội thực tập, làm việc tại Việt Nam và nước ngoài.
  • Đội ngũ giảng viên giỏi với sự hậu thuẫn chuyên môn từ các chuyên gia nước ngoài
  • Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp
  • Môi trường học tập năng động, tích cực
  • 100% sinh viên được kết nối việc làm ngay sau khi tốt nghiệp
Học vi mạch bán dẫn tại HCIT, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội thực tập, làm việc tại Việt Nam và nước ngoài.

7. Phương thức xét tuyển

Xét học bạ THPT hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia

8. Liên hệ xét tuyển

 

Phòng tuyển sinh - Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội - HCIT (CDD0141)

Địa chỉ: Số 54A1 đường Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0243.2216.292; Hotline: 0936.71.71.72

Email: hcit.edu.vn@gmail.com Website: https://hcit.edu.vn/

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI

Đăng ký tư vấn

Gửi thông tin
Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận