logo
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
HA NOI COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE
KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE GỒM NHỮNG CHUYÊN NGÀNH NÀO, CƠ HỘI VIỆC LÀM RA SAO?
Tác giảTrung Tâm Thông tin &Truyền thông

Trong những năm gần đây, nhóm ngành sức khỏe đã và đang chiếm ưu thế, thu hút sự quan tâm của thí sinh. Vậy khối ngành sức khỏe gồm những ngành nào? Cơ hội việc làm ra sao? Bài viết sau đây sẽ gửi đến các bạn những thông tin chi tiết nhất.

Nhóm ngành sức khỏe là gì?

Nhóm ngành sức khỏe là lĩnh vực chuyên nghiên cứu về các bệnh lý, từ đó chẩn đoán, xây dựng phác đồ phòng và điều trị bệnh lý nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, một khía cạnh khác có nhiệm vụ nghiên cứu, điều chế dược phẩm để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người được gọi là Dược học.

Đây là ngành nghề liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tính mạng con người nên luôn được chú trọng phát triển và đào tạo hiện nay. Y học hiện đại ứng dụng các nghiên cứu, tiến bộ khoa học, máy móc hiện đại, các công trình nghiên cứu…nhằm nâng cao việc chẩn đoán, phẫu thuật, chữa trị bằng thuốc hay các phương pháp trị liệu khác. 

Khối ngành sức khỏe gồm những ngành nào?

Nhắc đến khối ngành sức khỏe, đa phần chúng ta thường nghĩ đến ngành nghề như bác sĩ, y tá, điều dưỡng…tuy nhiên trên thực tế, nhóm ngành sức khỏe bao gồm nhiều ngành khác nhau, các bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn khi tham gia học khối ngành này. Các bạn có thể tham khảo các ngành sức khỏe dưới đây để chọn đúng ngành học mình yêu thích:

                                                                            Ảnh minh họa

 

Nhóm ngành Y học: 

  • Y khoa
  • Y học dự phòng
  • Y học cổ truyền

Nhóm ngành Dược học:

  • Dược học 
  • Hóa dược

Nhóm ngành Điều dưỡng – Hộ sinh:

Nhóm ngành Nha khoa:

  • Răng – hàm – mặt
  • Kỹ thuật phục hình răng

Nhóm ngành Kỹ thuật y học:

  • Kỹ thuật xét nghiệm y học
  • Kỹ thuật ảnh y học
  • Kỹ thuật phục hồi chức năng

Nhóm ngành Y tế công cộng và quản lý y tế:

  • Y tế công cộng
  • Tổ chức và quản lý y tế
  • Quản lý bệnh viện

Những thông tin trên cơ bản đã giúp các bạn hiểu được phần nào thắc mắc về “ khối ngành sức khỏe gồm những ngành nào?” và các lĩnh vực trong ngành dược. Vậy tại sao nhóm ngành này lại thu hút nhiều bạn trẻ theo học?

                                                                       Ảnh minh họa

 

Tại sao ngành Sức khỏe lại ” HOT ” đến thế?

Ngành sức khỏe là một ngành nghề cao quý chữa bệnh cứu người. Tuy nhiên, những người thầy thuốc luôn phải chịu nhiều áp lực từ công việc, người nhà bệnh nhân và làm việc trong môi trường nhiều bệnh tật và thậm chí có thể lây các bệnh truyền nhiễm. Nhưng dù vậy, sức hút của khối ngành này vẫn không hề giảm. Dưới đây là một số lý do giải đáp tại sao khối ngành sức khỏe lại rất “ hot” :

Nhu cầu nhân lực cao

Theo những thống kê chung về nhân lực ngành sức khỏe hiện nay, hiện cả nước có khoảng 345.000 nhân viên y tế, trong đó có 55.000 bác sĩ, 105.000 y tá và hộ lý. Những con số này so với số dân cả thức thực sự quá ít, điều này cho thấy ngành sức khỏe đang thiếu nhân lực trầm trọng. Tuy vậy, tỷ lệ học sinh quan tâm đến ngành sức khỏe vẫn ít hơn so với các lĩnh vực kinh doanh và công nghệ, chỉ chiếm khoảng 5 – 7%. Việt Nam là một nước đông dân và đang đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, song nguồn  nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu của ngành sức khỏe vẫn chưa đạt cả về số lượng và chất lượng.

Đặc biệt là qua những diễn biến của đại dịch Covid 19, chúng ta cũng đã thấy rõ nguồn lực y bác sĩ và nhân viên y tế ở nước ta chưa đủ để đáp ứng một khi dịch bệnh lây lan ra cả nước. Đây là một vấn đề lớn không chỉ ở nước ta mà còn là nguy cơ với toàn nhân loại.

Ngành Sức Khỏe và cơ hội làm việc

Hiện tại, ngành sức khỏe đang thiếu nhân lực trầm trọng, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao. Vì vậy, đây là cơ hội lớn cho các bạn thí sinh theo học khối ngành này. Sinh viên nhóm ngành sức khỏe sau khi ra trường có thể dễ dàng làm việc tại các cơ sở y tế, bệnh viện trên cả nước.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài về lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe lựa chọn thị trường Việt Nam là nơi để đầu tư và phát triển. Điều này mở ra cơ hội việc làm tại các công ty xuyên quốc gia trong lĩnh vực này.

Mức lương của ngành sức khỏe

Mức lương của nhóm ngành sức khỏe cũng giống như những nhóm ngành khác phụ thuộc và khối lượng công việc và công sức bỏ ra. Do đó, với mỗi vị trí khác nhau thì mức lương cũng tương ứng khác nhau. Mức lương của một số ngành sức khỏe:

  • Điều dưỡng: 6 – 15 triệu đồng / tháng
  • Bác sĩ xét nghiệm: 16 – 22 triệu đồng / tháng
  • Trình dược viên: 4 – 25 triệu đồng/ tháng.
                                                                             Ảnh minh họa

 

Môi trường làm việc

Ngành sức khỏe là ngành đặc thù, tính chất công việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Do đó, nhóm ngành này có những yêu cầu khắt khe về nghề nghiệp, bên cạnh vấn đề về trình độ chuyên môn thì tính trách nhiệm cao, nhẫn nại cũng là yếu tố cần có ở những người làm trong ngành này. Ngoài ra, với chuyên ngành bác sĩ phẫu thuật, có những ca mổ kéo dài hàng chục giờ và đòi hỏi người bác sĩ phải thật tỉ mỉ, kiên nhẫn và tránh những sơ sót không đáng có.

Những người theo học nhóm này phải bỏ rất nhiều thời gian để học và áp dụng thực tiễn bởi các kiến thức về y tế chưa bao giờ là đủ. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đòi hỏi phải học hỏi áp dụng kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông minh cho việc điều trị và chăm sóc người bệnh.

Luôn nhận được sự kính trọng

Từ trước tới nay, những người làm trong lĩnh vực này luôn nhận được sự tôn trọng và yêu quý của mọi người bởi những đóng góp rất nhân bản của họ đối với xã hội. Ngày 27/2 hàng năm là ngày tri ân tôn vinh những đóng góp và sự hy sinh của những người thầy thuốc, thể hiện sự yêu mến và kính trọng của mọi người đối với thành quả lao động của họ.

Ngành sức khỏe cần những yêu cầu gì?

Vì là nhóm ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người nên những người làm trong ngành sức khỏe cũng cần có những yêu cầu như:

  • Sức khỏe tốt: vì tất chất công việc phải trực đêm, trực những ngày lễ tết để đảm bảo về nhân lực và dịch vụ.
  • Nhân hậu, có đam mê trong việc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi người
  • Tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận, tỉ mỉ và an toàn
  • Khả năng giao tiếp tốt, tạo sự tin cậy và thân thiện với người bệnh giúp giảm áp lực cho bệnh nhân.

 

Xem thêm: Ngành dinh dưỡng là gì? Sinh viên sau khi ra trường làm việc ở đâu?

Thông tin về ngành dinh dưỡng hệ cao đẳng

 

 

Trung tâm Thông tin truyền thông

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI

Đăng ký tư vấn

Gửi thông tin
Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận