1. Tìm hiểu ngành Thiết kế đồ họa
- Thiết kế đồ họa (tiếng Anh là Graphic Designer) là ngành liên quan đến việc xây dựng những ý tưởng trong việc sử dụng các loại phần mềm hỗ trợ việc xây dựng các thương hiệu, chiến lược bằng nhiều hình thức khác nhau như game, website, video, porter, bao bì… cùng với nhiều loại hình khác.
- Theo học Thiết kế đồ họa, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về nền tảng nghệ thuật và phương pháp thiết kế, các kỹ thuật ứng dụng và sử dụng công nghệ trong thiết kế đồ họa, xu hướng phát triển các ứng dụng đồ họa trên thế giới… Sinh viên tốt nghiệp có khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại để đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.
2. Các khối thi vào ngành Thiết kế đồ họa
– Mã ngành: 5210402
– Ngành Thiết kế đồ họa xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán; Lý; Hóa)
- A01 (Toán; Lý; Anh)
- D01 (Toán; Văn; Anh)
- C00 (Văn; Sử; Địa)
- TH1 (Toán; Văn; Tin học)
- V00 (Toán, Vẽ, Vẽ)
- H00 (Toán; Văn; Vẽ)
3. Điểm chuẩn ngành Thiết kế đồ họa
Điểm chuẩn của ngành Thiết kế đồ họa của các trường đại học những năm gần đây dao động từ 13 – 32 điểm, tùy thuộc vào các môn xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ và điểm thi môn năng khiếu.
4. Cơ hội việc làm trong ngành Thiết kế đồ họa
Hiện nay, nhu cầu lao động làm việc trong ngành Thiết kế đồ họa đang rất thiếu hụt. Vì vậy, theo học ngành này bạn có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa, sinh viên có thể làm những công việc sau:
- Thiết kế đồ họa: Đây là công việc hầu hết các bạn sinh viên ra trường đều sẽ đảm nhận, cụ thể các bạn sẽ làm việc tại các lĩnh vực liên quan đến thiết kế như: Thiết kế logo, menu, catalogue, brochure, nhãn sản phẩm, thiết kế bảng hiệu, triển lãm, các vật phẩm quảng cáo, infographic, hộp đèn, bandroll, thiết kế dàn trang bìa sách, tạp chí…
- Thiết kế web – App: Thiết kế giao diện người dùng như giao diện website, máy tính, điện thoại, thiết kế app, banner tĩnh, banner động, banner quảng cáo trực tuyến…
- Đồ họa 3D: Thiết kế nhân vật hoạt hình, các bản vẽ kỹ thuật 2D – 3D, thiết kế trang trí nội thất…
- MultiMedia: Thực hiện các dự án phim quảng cáo, dựng phim, xử lý các hiệu ứng, âm thanh cho MV ca nhạc, các phóng sự truyền hình, phát thanh…
- Giảng viên: Sau khi được đào tạo chuyên ngành thiết kế đồ hoạ, cùng một số kĩ năng giao tiếp, sư phạm… học viên hoàn toàn có thể làm giảng viên giảng dạy tại các trường học, trung tâm, CLB về thiết kế để truyền đạt kiến thức của mình.
Khi có đủ năng lực làm những công việc trên, sinh viên dễ dàng xin việc tại các đơn vị:
- Công ty chuyên sản xuất những mặt hàng liên quan đến thiết kế thời trang, hàng tiêu dùng;
- Công ty chuyên sản xuất các ấn phẩm báo chí, xuất bản sách;
- Công ty thiết kế về xây dựng, trang trí nội thất, kiến trúc;
- Công ty chuyên về thiết kế web, thiết kế đồ họa;
- Công ty chuyên về quảng cáo, sản xuất phim, các đài truyền hình, studio.
Bên cạnh đó, khi đã có những kinh nghiệm cần thiết, bạn hoàn toàn có thể trở thành 1 Freeelancer tự nhận dự án của các công ty, tổ chức…
5. Mức lương làm việc trong ngành Thiết kế đồ họa
Mức lương của nhân viên trong lĩnh vực thiết kế đồ họa sẽ tùy theo năng lực và kinh nghiệm.
- Đối với sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương từ 6 – 8tr/tháng.
- Đối với những người có kinh nghiệm từ 2 đến 3 năm sẽ có mức lương là từ 10 – 15 triệu/tháng.
- Đối với những nhà thiết kế có kinh nghiệm lâu năm thì mức lương rơi vào khoảng 20 – 25 triệu/tháng.
6. Những tố chất cần có đối với nhà Thiết kế đồ họa
Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có tố chất nhất định, đối với ngành Thiết kế đồ họa ngoài khả năng vẽ đẹp thì ngành này còn đòi hỏi bạn những yêu cầu sau:
- Là người yêu thích sự sáng tạo: Trước khi bước vào lĩnh vực thiết kế đồ họa thì trước tiên bạn cần phải là một người yêu thích sự sáng tạo, những sáng tạo thường mang đến sự độc đáo. Ngành thiết kế nhiều người thường nghĩ là có năng khiếu nhưng chỉ cần bạn yêu thích sự sáng tạo thì đó sẽ là động lực để bản theo đuổi lĩnh vực này.
- Là một người yêu thích cái đẹp: Nếu như bạn là người luôn nhạy cảm trước cái đẹp, yêu thích những bức ảnh có hồn hay những thiết kế trên các trang báo, banner thì bạn là một người thích hợp theo ngành thiết kế. Đây là một trong những tố chất của một dân thiết kế đồ họa, là yêu thích cái đẹp. Niêm đam mê sáng tạo, sự yêu thích cái đẹp chính là nền tảng cho sự phát triển ngành thiết kế đồ họa.
- Luôn học hỏi những điều mới: Một người làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa bạn cần phải luôn học hỏi những điều mới mẻ, để có thể làm được điều này bạn cần phải luôn biết cập nhật được những sự mới mẻ để có thể nắm bắt được nhu cầu của xã hội.
7. Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:
- Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu; tải file tại đây
- Giấy báo tập trung (bản gốc);
- Học bạ (02 bản sao công chứng);
- Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời ( 02 bản sao công chứng).
- Giấy khai sinh (bản sao);
- Hộ khẩu photo công chứng;
- Lý lịch học sinh, sinh viên (có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú);
- 04 ảnh 4×6 và 2 ảnh 3×4;
8. Địa chỉ liên hệ:
Trường Cao đẳng công thương Hà Nội
- Số 54A1 Vũ Trọng Phung – Thanh Xuân – Hà Nội
- Điện thoại:0243 2216 292; Hotline: 0936.71.71.72
- Email: hcit.edu.vn@gmail.com. Website: https://hcit.edu.vn/
- FB: https://www.facebook.com/hcit.edu.vn
Tham khảo thêm thông tin định hướng các ngành nghề hệ cao đẳng tại đây:
3 BƯỚC NỘP HỒ SƠ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY – TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI