1. Một số các vấn đề cơ bản về ngành quản lý công trình đô thị
Đô thị khi nói đến là bạn nghĩ đến sự đông đúc về dân cư, trình độ dân trí cao, trung tâm phát triển kinh tế và công nghệ hiện đại. Vậy bạn có biết rằng có một môn học mang tên đô thị học hay không? Đây là một ngành tập hợp các kiến thức về các lĩnh vực liên quan đến đô thị hiện nay như quy hoạch đô thị, việc đầu tư và phát triển hạ tầng công cộng, sử dụng đất đai. Đây là một chuyên ngành mới, độc lập đào tạo về lĩnh vực chuyên ngành đô thì được ngành quy hoạch và kiến trúc đánh giá cao về kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức và ứng dụng vào thực tế công việc hiện nay.
Ngành quản lý công trình đô thị là chuyên ngành đào tạo cung cấp cho người học nhiều kiến thức cơ sở ngành cho đến các kiến thức chuyên môn, cùng với các kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng và phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp. Theo học ngành này, cơ hội để tiếp xúc và tiếp thu về những kiến thức chuyên ngành như luật đất đai, cơ sở quy hoạch san nền tiêu thủy và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, cơ sở quy hoạch đô thị, kinh tế xây dựng và phát triển đô thị, quy trình quản lý giao thông vận tải, quy trình quản lý đô thị và quản lý xây dựng, quản lý điện và cấp thoát nước đô thị, cơ sở điều tra xã hội học, quy trình quản lý các trật tự dân sinh và trật tự đô thị,..
>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-cong-nghe-ky-thuat-moi-truong
Không chỉ là kiến thức chuyên ngành, bạn còn được đào tạo để có được các kỹ năng nghề nghiệp như:
- Thứ nhất, kỹ năng về nghiên cứu các kiến thức trong lĩnh vực quy hoạch đô thị hiệu quả, quản lý đối với các dự án quy hoạch.
- Thứ hai, hình thành có bạn các kỹ năng về trình bày, đọc hiểu và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực đô thị hiện nay.
- Thứ ba, có được các kỹ năng để áp dụng các kiến thức chuyên môn và bối cảnh, thực tế xã hội tại các đô thị khác nhau, để từ đó triển khai, xây dựng các kế hoạch phát triển đô thị phù hợp.
- Thứ tư, có kỹ năng thể hiện những ý tưởng của mình bằng bản vẽ kỹ thuật, các mô hình kiến trúc mô phỏng và kỹ năng tạo bản đồ chuyên ngành.
- Thứ năm, bạn sẽ hình thành các kỹ năng để có thể tư duy, phân tích, hệ thống hóa và đưa ra được các định hướng trong việc phát triển đô thị hiện nay.
Đó là những thông tin cơ bản bạn cần biết về ngành quản lý công trình đô thị khi lựa chọn ngành học này cho bản thân. Với sự phát triển và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng hiện này, ngành quản lý công trình đô thị trở thành một trong những ngành được nhiều bạn trẻ tìm kiếm và lựa chọn
>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-dich-vu-cham-soc-gia-dinh-he-trung-cap
2. Định hướng ngành học qua những thông tin bổ ích
Khi tìm hiểu thông tin định hướng cho một ngành học như quản lý công trình đô thị thì bạn luôn cần quan tâm đến 3 vấn đề là học ở đâu, khối thi xét tuyển của ngành như thế nào và điểm chuẩn xét tuyển của ngành ra sao. Để có được định hướng rõ ràng nhất, sau đây sẽ là chi tiết cụ thể cho từng thông tin các bạn cần:
2.1. Trường học đào tạo chuyên ngành quản lý công trình đô thị
Quản lý công trình đô thị là một ngành có tương lai, tuy nhiên hiện nay tại nước ta thì đây vẫn là một ngành khá mới và chưa có nhiều trường đào tạo chuyên sâu cho ngành học này.
2.2. Lựa chọn khối xét tuyển phù hợp cho bản thân
Hiện nay ngành quản lý công trình đô thị có nhiều sự lựa chọn về các khối thi xét tuyển, bạn học khối tự nhiên, học khối xã hội đều có thể lựa chọn ngành học này cho bản thân. Các khối thi cụ thể xét tuyển đầu vào đối với ngành học này gồm có:
-
Khối xét tuyển đầu vào A1 cho các môn toán học, tiếng Anh, vật lý
-
Khối xét tuyển đầu vào C00 cho các môn thi địa lý, ngữ văn, lịch sử
-
Khối xét tuyển đầu vào D01 gồm các môn thi tiếng Anh, toán học, ngữ văn
-
Khối xét tuyển đầu vào D14 cho các môn tiếng Anh, lịch sử, ngữ văn
Như vậy bạn có thể thấy rằng, cơ hội vào học với ngành này là rất đa dạng các khối thi, nếu bạn muốn chọn ngành học này không lo lắng rằng mình học thiên về tự nhiên hoặc thiên về xã hội.
>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nghe-cham-soc-sac-dep
3. Định hướng nghề nghiệp cho quản lý công trình đô thị sau tốt nghiệp
Cơ hội về việc làm là do bạn tạo ra, biết cách nắm bắt thời cơ sẽ khiến bạn có được những vị trí công việc tốt nhất, sau đây sẽ là một vài gợi ý về hướng đi nghề nghiệp sau tốt nghiệp ngành đô thị học bạn có thể tìm kiếm cho bản thân:
- Một là, làm việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, thực hiện quy hoach, tham gia vào việc giải quyết các vấn đề mà hiện nay đô thị đang tồn tại trong quá trình phát triển của kinh tế – xã hội.
- Hai là, đảm nhận các công tác về tư vấn điều phối, thiết kế và xây dựng các chính sách, quy hoạch kinh tế xã hội, thẩm định và đánh giá về các dự án trong việc phát triển đô thị tại các thành phố khác nhau.
- Ba là, làm việc tại các cơ quan quản lý như phòng quản lý đô thị và xây dựng, sở quy hoạch kiến trúc,… không chỉ là cơ quan hành chính nhà nước, bạn còn cơ cơ hội làm việc tại các tổ chức chính trị – xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tư nhân, các tổ chức sự nghiệp, tổ chức phi chính phủ,..
- Bốn là, làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm nghiên cứu, viên nghiên cứu về đô thị học và quản lý đô thị hiện nay,..
Có nhiều hướng đi nghề nghiệp dành cho bạn với ngành đô thị học hiện nay. Điều quan trọng để bạn có thể nắm bắt được thời cơ là nắm vững kiến thức, phát triển kỹ năng, nâng cao kỹ năng phỏng vấn và không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-cong-nghe-may-va-thoi-trang-he-trung-cap
4. Một số vị trí việc làm hấp dẫn và thu nhập
Có nhiều cơ hội việc làm cho bạn với ngành quản lý công trình đô thị, sau đây sẽ là một số vị trí công việc bạn dễ dàng tìm kiếm cho bản thân bởi nhu cầu tuyển dụng nhiều như:
4.1. Chuyên viên quản lý đô thị
Chuyên viên quản lý đô thị dễ dàng tìm kiếm không phải là cơ quan hành chính nhà nước mà là tại các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản hiện nay. Một chuyên viên quản lý đô thị cần thực hiện các công việc như:
- Thứ nhất, gặp gỡ đối với dân cư đô thị, tư vấn và hướng dẫn chi tiết cho họ về cách thực hiện các thủ tục đăng ký thi công và có liên quan đến việc xây dựng công trình tại đô thị.
- Thứ hai, kết hợp với nhân viên bộ phận thiết kế trong công tác kiểm soát đối với các hồ sơ xin phép thi công, tư vấn về thiết kế và trao đổi với cư dân khu đô thị về các thay đổi trong thiết kế so với ban đầu. Thuyết phục dân cư tiến hành điều chỉnh thiết kế để không làm ảnh hưởng đến mỹ quan, quy định chung của khu đô thị.
- Thứ ba, tham gia vào việc giám sát thi công và quá trình thực hiện cho đến khi hoàn thành để đảm bảo công trình làm đúng với thiết kế.
- Thứ tư, thực hiện việc lưu trữ và quản lý hồ sơ đối với các công trình thi công tại khu đô thị.
Với vị trí công việc này mức thu nhập bạn có thể nhận được trung bình hàng tháng vào khoảng 10 triệu – 15 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và môi trường làm việc mà bạn còn có thể nhận thu nhập cao hơn.
4.2. Kỹ sư thiết kế hạ tầng đô thị
Vị trí kỹ sư thiết kế hạ tầng đô thị không chỉ là cơ hội làm việc cho các bạn học ngành xây dựng hay quản lý đô thị, các bạn học đô thị học cùng có thể tìm kiếm việc làm cho bản thân mình. Ở vị trí công việc này, bạn cần thực hiện các công việc như:
- Thứ nhất, thực hiện việc lập hồ sơ, lên kế hoạch công việc thực hiện các dự án được giao.
- Thứ hai, thực hiện công tác về tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn phù hợp.
- Thứ ba, phối hợp cùng với các đơn vị có liên quan để thực hiện việc tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, tư vấn thẩm tra để đưa ra các giải pháp thiết kế hạ tầng đô thị được phù hợp nhất với thực tế những vấn đảm bảo chất lượng, khả thi, tiết kiệm và an toàn trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành đi vào sử dụng.
- Thứ tư, lên hồ sơ thiết kế từ việc phối hợp cùng các phòng ban.
- Thứ năm, theo dõi thi công, tiến độ thực hiện và chất lượng công trình. Quản lý công tác về quy hoạch trong dự án, thực hiện các công việc khác có liên quan.
Với vị trí công việc này, bạn có thể nhận được mức thu nhập trung bình từ 12 triệu – 15 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực làm việc của bạn mà mức thu nhập có thể thấp hơn hoặc cao hơn.
4.3. Kỹ sư thiết kế cảnh quan đô thị
Kỹ sư thiết kế cảnh quan đô thị cùng sẽ là cơ hội việc làm hấp dẫn đối với các bạn sau khi tốt nghiệp ngành đô thị học có thể lựa chọn cho bản thân. Với vị trí công việc này bạn cần thực hiện các công việc như:
- Thứ nhất, thực hiện việc triển khai với các hạng mục về cảnh quan, hồ sơ để tiến hành thiết kế cho bản vẽ thi công.
- Thứ hai, đưa ra đồ họa cho dự án cảnh quan mô phỏng bằng các phần mềm chuyên dụng.
- Thứ ba, thực hiện các công tác có liên quan để thể hiện ý tưởng thiết kế với cảnh quan đô thị của bạn.
Đây là một vị trí công việc có mức thu nhập hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ hiện nay. Bạn có thể nhận được mức thu nhập lên đến 20 triệu đồng/tháng cho công việc này.
>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/trung-cap-xay-dung-la-gi-sinh-vien-trung-cap-xay-dung-ra-lam-gi
5. Tố chất quyết định việc thành công với ngành quản lý công trình đô thị.
Tố chất quyết định đến sự “thành – bại” trong ngành đô thị học hiện nay mà các bạn nhất định phải biết là:
-
Bạn có khả năng tư duy logic các vấn đề để có hệ thống kết nối chúng lại với nhau được khoa học.
-
Bạn là người có kế hoạch làm việc và đặt kế hoạch cụ thể cho bản thân trong công việc.
-
Đức tính kiên trì, ham học hỏi sẽ đưa bàn thành công hơn cùng với khả năng sáng tạo trong công việc.
-
Khả năng nhận thức, tính thẩm mỹ trong cách nhìn nhận và tạo dựng cái đẹp sẽ giúp bạn làm việc tốt nhất và hiệu quả.
-
Đặc biệt, với ngành quản lý công trình đô thị thì khả năng chịu được áp lực công việc sẽ giúp bạn gắn bó với nghề lâu hơn.
Qua chia sẻ thông tin để giúp bạn có câu trả lời về ngành quản lý công trình đô thị ra làm gì trong bài viết này sẽ là những kiến thức và định hướng hữu ích cho các bạn.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THAM KHẢO THÔNG TIN ĐỊNH HƯỚNG CÁC NGÀNH NGHỀ HỆ CAO ĐẲNG TẠI ĐÂY:
- Tiếng Nhật
- Tiếng Hàn
- Tiếng Anh
- Tiếng Trung
- Phiên dịch Tiếng Đức kinh tế thương mại
- Kế toán
- Quản trị kinh doanh
- Dược
- Điều dưỡng
- Dinh dưỡng
- Chăm sóc sắc đẹp
- Quản trị nhà hàng
- Hướng dẫn du lịch
- Kỹ thuật chế biến món ăn
- Công nghệ thông tin
- Thiết kế đồ họa
- Đồ họa đa phương tiện
- Công nghệ may
- Công nghệ ô tô
- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
- Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
- Điện dân dụng
- Điện công nghiệp
- Điện tử công nghiệp
- Vi mạch bán dẫn