GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP HỆ TRUNG CẤP
Tác giảTrung Tâm Thông tin &Truyền thông14:12 - 16/01/2025
Điện tử công nghiệp trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành các thiết bị điện, điện tử, thiết bị điều khiển của các hệ thống công nghiệp, hệ thống giám sát an ninh, cảnh báo an toàn, hệ thống truyền thông công nghiệp, hệ thống điện mặt trời, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam (Theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH )
Điện tử công nghiệp trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành các thiết bị điện, điện tử, thiết bị điều khiển của các hệ thống công nghiệp
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.1 Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo trung cấp nghề ngành Điện tử công nghiệp nhằm trang bị cho người học sự phát triển toàn diện, có hiểu biết về các nguyên lý, kỹ thuật, thiết bị, hệ thống điện tử trong công nghiệp. Có khả năng áp dụng các kỹ năng, kỹ thuật chuyên sâu về điện tử trong sản xuất để đảm đương công việc của kỹ thuật viên ngành điện tử công nghiệp.
Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các thiết bị điện tử, các mạch điện tử cơ bản được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp
Phân tích được sơ đồ mạch của một số thiết bị điện, điện tử trong công nghiệp như: bộ nguồn, bộ biến tần, máy hàn, mạch điện inverter của các thiết bị điện.
*Kỹ năng nghề:
Lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện, điện tử điều khiển cho các hệ thống trong công nghiệp sản xuất như: băng chuyền, pha trộn nguyên liệu, phân loại sản phẩm.
Thiết kế board mạch điện tử, lập trình cho vi điều khiển đáp ứng các yêu cầu điều khiển trong công nghiệp.
Lập trình cho các bộ điều khiển lập trình PLC, bộ biến tần, khí nén, thủy lực ứng dụng vào điều khiển trong công nghiệp.
Sửa chữa, thay thế được các mạch điện bên trong của bộ nguồn, bộ biến tần, máy hàn điện tử.
*Kỹ năng khác:
Có tác phong công nghiệp.
Có kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc nhóm.
Yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
*Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Công nhân lắp ráp, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện tử công nghiệp trong các tòa nhà, nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp.
Nhân viên kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh thiết bị điện tử công nghiệp.
Làm việc ở bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử.
Có khả năng tự tổ chức kinh doanh, dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa máy hàn điện tử.
Chương trình đào tạo trung cấp nghề ngành Điện tử công nghiệp nhằm trang bị cho người học sự phát triển toàn diện, có hiểu biết về các nguyên lý, kỹ thuật, thiết bị, hệ thống điện tử trong công nghiệp
II. YÊU CẦU ĐÀO TẠO:
Người hành nghề Điện tử công nghiệp thường làm việc trong môi trường công nghiệp như: nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, các tòa nhà cao tầng. Vì vậy đòi hỏi người hành nghề phải có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc nhóm, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, thực hành tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
Như vậy, người học ngành điện tử công nghiệp trình độ trung cấp phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu là 1.400 giờ tương đương 50 tín chỉ. Tức là theo quy định thì cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 50 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường. Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo ngành điện tử công nghiệp trình độ trung cấp để có thêm thông tin.
Người hành nghề Điện tử công nghiệp thường làm việc trong môi trường công nghiệp như: nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, các tòa nhà cao tầng
2. Sau khi tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp trình độ trung cấp thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Điện tử công nghiệp, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học ngành điện tử công nghiệp trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.