logo
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
HA NOI COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN HỆ CAO ĐẲNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI

Học ngành kế toán hệ cao đẳng sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn về Kế toán, am hiểu lý thuyết và thực hành. Có kiến thức căn bản về hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, có kiến thức và lý luận cần thiết để hành nghề Kế toán trên cương vị kế toán viên trình độ Cao đẳng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Học cử nhân cao đẳng kế toán sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên môn về Kế toán, am hiểu lý thuyết và thực hành

 

Ngành Kế toán –Trình độ Cao đẳng (Ban hành kèm theo Quyết định số:…/…………, ngày…/…./20…)

1. Tên ngành: Kế toán

2. Mã ngành đào tạo: 6340301

3. Đối tượng người học và thời gian đào tạo:

– Tốt nghiệp THPT hoặc BTVH
– Thời gian đào tạo: 2,5 năm

4. Giới thiệu chương trình đào tạo:

4.1. Về chuyên môn:

Đào tạo cử nhân Cao đẳng chuyên ngành Kế toán: Sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên môn về Kế toán, am hiểu lý thuyết và thực hành. Có kiến thức căn bản về hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, có kiến thức và lý luận cần thiết để hành nghề Kế toán trên cương vị kế toán viên trình độ Cao đẳng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

4.2. Về đạo đức: Có tinh thần yêu nước, hiếu học, tự tôn dân tộc, tinh thần làm chủ và lòng nhân ái.

4.3. Về sức khỏe: Có kiến thức về luyện tập TDTT, có đủ sức khỏe để hoạt động nghề nghiệp và tiếp tục nâng cao trình độ.

4.4. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận các vị trí sau:

  • Làm việc tại bộ phận kế toán (Kể cả kế toán tổng hợp) trong các đơn vị: Doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại dịch vụ, doanh nghiệp xây lắp, cơ quan hành chính sự nghiệp, Công ty kiểm toán…
  • Làm các công việc liên quan đến tài chính, kế toán ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp và công ty TNHH.
  • Học liên thông Đại học chuyên ngành Kế toán.

>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/nganh-quan-tri-kinh-doanh-la-gi-lam-gi 

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận vị trí kế toán trong các đơn vị Doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại dịch vụ, doanh nghiệp xây lắp, cơ quan hành chính sự nghiệp, Công ty kiểm toán…

5. Những công việc chủ yếu tại nơi làm việc sau khi tốt nghiệp:

  • Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị vào chứng từ kế toán:

Mỗi hoạt động đó sẽ được ghi lại trong các giấy tờ mà Kế toán gọi là chứng từ như phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng… Các chứng từ này sẽ được chuyển cho nhân viên kế toán xử lý.

  • Ghi sổ kế toán:

Trên cơ sở các chứng từ thu nhập được, nhân viên kế toán tiến hành phân loại, tổng hợp để ghi vào sổ kế toán một cách chính xác.

  • Tổng hợp làm báo cáo kế toán:

Hàng tháng, hàng quý, năm, nhân viên kế toán phải tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán đã ghi chép, lập thành các báo cáo gửi tới lãnh đạo đơn vị. Báo cáo của kế toán có nhiều loại khác nhau và được gọi chung là Báo cáo kế toán…

Hàng tháng, hàng quý, năm, nhân viên kế toán phải tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán đã ghi chép, lập thành các báo cáo gửi tới lãnh đạo đơn vị

>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/thong-tin-ve-nganh-du-lich 

6. Chuẩn đầu ra 

6.1 Về kiến thức

Kiến thức chung:

  • Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, Những vấn đề cấp bách của thời đại.
  • Nắm vững các kiến thức trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và quản lý có liên quan đến thực hiện các công việc trong lĩnh vực Kế toán – Tài chính.

Kiến thức chuyên ngành:

  • Nắm vững kiến thức cơ sở ngành như: Tài chính – Tiền tệ, Tín dụng Ngân hàng, Kinh tế Vi mô, Nguyên lý Kế toán, Nguyên lý thống kê…
  • Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành như: Chuẩn mực Kế toán, chế độ Kế toán trong các loại hình Doanh nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ Kế toán theo yêu cầu của chuyên môn.
  • Nắm vững các Luật: Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế và các văn bản pháp quy có liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn.

 

Sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán hệ cao đẳng sẽ nắm vững các kiến thức cơ sở ngành như: Tài chính – Tiền tệ, Tín dụng Ngân hàng, Kinh tế Vi mô, Nguyên lý Kế toán, Nguyên lý thống kê

6.2 Yêu cầu về kỹ năng

Kỹ năng nghề nghiệp

  • Biết tổ chức công tác Kế toán trong doanh nghiệp.
  • Có khả năng thu thập, xử lý, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị thành thạo và đúng chuẩn mực Kế toán.
  • Có khả năng tổng hợp số liệu để lập các báo cáo kế toán, báo cáo thuế chính xác, kịp thời.
  • Kỹ năng giám sát, phát hiện và ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế tài chính trong đơn vị.
  • Kỹ năng phân tích số liều kế toán, tài chính của Doanh nghiệp để tham mưu, đề xuất các giải pháp giúp lãnh đạo Doanh nghiệp ra quyết định quản lý chính xác.
  • Có khả năng lập các báo cáo tổng hợp về tài chính, khả năng huy động vốn, phân phối và sử dụng các nguồn vốn của Doanh nghiệp.

Các kỹ năng khác có liên quan:

  • Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục và kỹ năng trình bày.
  • Giao tiếp, ứng xử hiệu quả, linh hoạt đối với các tình huống trong công việc.
  • Tinh thần làm việc đội nhóm hoặc độc lập trong môi trường áp dụng công việc cao.
  • Sử dụng thông tin hữu ích trên Internet vận dụng vào công việc Kế toán.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận vị trí kế toán trong các đơn vị doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại dịch vụ, doanh nghiệp xây lắp...

6.3 Về thái độ

Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, trung thực, chính xác thận trọng, tác phong làm việc khoa học.

6.4 Về khả năng Tiếng Anh

  • Tiếng Anh tối thiểu trình độ B, có thể giao tiếp thông thường.
  • Đọc và hiểu các tài liệu, mẫu biểu kế toán bằng tiếng Anh.

6.5 Về khả năng sử dụng máy tính

  • Sử dụng thành thạo Tin học văn phòng (Word, Excel).
  • Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ cho công việc như: Projecter Internet Explorer…
  • Sử dụng một số phần mềm Kế toán thông dụng

 

Giảng viên tham gia giảng dạy ngành kế toán trình độ cao đẳng phần lớn có trình độ Cử nhân, Thạc sỹ đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và có kinh nghiệm giảng dạy

7. Cam kết thực hiện

7.1 Giảng viên

  • Giảng viên tham gia giảng dạy phần lớn có trình độ Cử nhân Thạc sỹ đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và có kinh nghiệm giảng dạy.

7.2 Cơ sở vật chất

  • Phòng học có đủ trang thiết bị máy chiếu, loa, míc…
  • Phòng máy tính tốc độ cao, nối mạng Internet bằng cáp quang…

7.3 Cam kết thực hiện

Nhà trường cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung đã nêu trong chuẩn đầu ra và đảm bảo chất lượng đào tạo theo mục tiêu đã đề ra.

>>>Xem thêm: 10 lý do nên theo học ngành kế toán

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh Ngành kế toán Hệ cao đẳng vui lòng liên hệ:

Phòng Tuyển sinh - Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội ( HCIT - HDD0141)

Địa chỉ: Số 54A1 đường Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0243.2216.292; Hotline: 0936.717172

Website: hcit.edu.vn. Email: hcit.edu.vn@gmail.com 

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

THAM KHẢO THÊM THÔNG TIN CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO HỆ CAO ĐẲNG TẠI ĐÂY:

  1. Tiếng Nhật
  2. Tiếng Hàn
  3. Tiếng Anh
  4. Tiếng Trung
  5. Phiên dịch Tiếng Đức kinh tế thương mại
  6. Kế toán
  7. Quản trị kinh doanh
  8. Dược
  9. Điều dưỡng
  10. Dinh dưỡng
  11. Chăm sóc sắc đẹp
  12. Quản trị nhà hàng
  13. Hướng dẫn du lịch
  14. Kỹ thuật chế biến món ăn
  15. Công nghệ thông tin
  16. Thiết kế đồ họa
  17. Đồ họa đa phương tiện
  18. Công nghệ may
  19. Công nghệ ô tô
  20. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
  21. Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
  22. Điện dân dụng
  23. Điện công nghiệp
  24. Điện tử công nghiệp
  25. Vi mạch bán dẫn
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI

Đăng ký tư vấn

Gửi thông tin
Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận