logo
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
HA NOI COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE
THÔNG TIN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Được đánh giá là ngành học tiềm năng với cơ hội việc làm rộng mở, ngành Công nghệ thông tin được nhiều người học quan tâm và chọn lựa. Để giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả, bài viết dưới đây xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Công nghệ thông tin.

 

1. Tìm hiểu ngành Công nghệ thông tin

  • Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Một cách dễ hiểu hơn, Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

  • Ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành các chuyên ngành phổ biến: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính truyền thông, Kỹ thuật phần mềm, An ninh mạng… Công nghệ thông tin hầu như được sở dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Các dịch vụ cốt lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.

  • Theo học ngành này, sinh viên được trang bị những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông. Các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao tay nghề nhằm phát triển khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì các phần cứng của máy tính cũng như nghiên cứu và phát triển các ứng dụng phần mềm. Ngoài ra cũng được trang bị kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng, một trong những lĩnh vực quan trọng được quan tâm hàng đầu trên thế giới hiện nay.

2. Các khối thi vào ngành Công nghệ thông tin 

– Mã ngành: 6480201

–  Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Công nghệ thông tin:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học

  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh

  • B00: Toán – Hóa – Sinh

  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh

  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

  • C01: Ngữ văn – Toán – Lý

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin

Điểm chuẩn của ngành phụ thuộc vào thuộc vào từng cơ sở đào tạo, dao động trong khoảng 14 – 20 điểm (theo phương thức xét điểm thi THPT Quốc gia) và 20 – 26 điểm (theo phương thức xét học bạ THPT).

4. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin được đánh giá là ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai, với cơ hội việc làm lớn. Theo học ngành này, khi ra trường, bạn có thể dễ dàng xin việc với mức lương vô cùng hấp dẫn.

  • Trở thành lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm;

  • Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra;

  • Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng  máy tính…

  • Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin;

  • Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;

  • Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…

5. Mức lương ngành Công nghệ thông tin

Mức lương dành cho các công việc liên quan đến công nghệ thông tin luôn ở mức từ khá đến cao, dao động trong khoảng 10 – 20 triệu tùy từng vị trí công việc. Ngoài ra, bạn còn có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài vì kiến thức bạn được học về cơ bản đều có thể sử dụng ở bất kỳ đâu trên thế giới.

6. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ thông tin

Để có thể theo học ngành Công nghệ thông tin, bạn cần có một số tố chất dưới đây:

  • Có đam mê với công nghệ – phần mềm, đặc biệt là máy tính;

  • Trí thông minh và khả năng sáng tạo;

  • Tư duy logic và nhạy bén;

  • Tính chính xác và thận trọng trong công việc;

  • Ham học hỏi và trau dồi kiến thức;

  • Có khả năng chịu áp lực công việc;

  • Khả năng ngoại ngữ tốt.

7. Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm

  • Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên.
  • Phiếu đăng kí xét tuyển theo mẫu (Tải file tại đây)

  • Học bạ THPT(02 bản sao có công chứng).

  • Bằng Tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (02 bản sao có công chứng).

  • Giấy tờ ưu tiên (nếu có).

  • 04 ảnh 3×4.

8. Địa chỉ liên hệ

Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội

Số 54A1 đường Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0243.2216.292Hotline: 0936.717172;

Email: hcit.edu.vn@gmail.com. Website: www.hcit.edu.vn

Tham khảo thông tin định hướng các ngành nghề hệ cao đẳng tại đây:

  1. Ngành tiếng Nhật
  2. Ngành tiếng Hàn
  3. Ngành tiếng Anh
  4. Ngành tiếng Trung
  5. Tiếng Đức
  6. Ngành kế toán
  7. Quản trị kinh doanh
  8. Ngành Dược
  9. Ngành điều dưỡng
  10. Ngành dinh dưỡng
  11. Ngành chăm sóc sắc đẹp
  12. Quản trị nhà hàng
  13. Hướng dẫn du lịch
  14. Kỹ thuật chế biến món ăn
  15. Công nghệ thông tin
  16. Thiết kế đồ họa
  17. Đồ họa đa phương tiện
  18. Công nghệ may
  19. Công nghệ ô tô
  20. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
  21. Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
  22. Điện dân dụng
  23. Điện công nghiệp
  24. Điện tử công nghiệp

 

 

3 BƯỚC NỘP HỒ SƠ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY – TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI

Đăng ký tư vấn

Gửi thông tin
Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận