Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học thuộc khối ngành kinh tế được nhiều thí sinh lựa chọn nhất trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm. Dưới đây là những thông tin tổng quan về ngành học này để giúp bạn đưa ra quyết định có nên học Quản trị kinh doanh không nhé.
1. Tìm hiểu ngành Quản trị kinh doanh
- Quản trị kinh doanh (tên tiếng Anh là Business Administration) là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
- Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh. Ngành học này nghiên cứu quá trình quản lý một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Các chuyên ngành của Quản trị kinh doanh gồm: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh thương mại; Quản trị truyền thông, marketing…
- Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp.
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình. Bên cạnh đó, sau khi học ngành này, bạn có thể học thêm các khóa nghiệp vụ để làm việc trong lĩnh vực kế toán, ngân hàng.
2. Các khối thi vào Quản trị kinh doanh
Ngành quản trị kinh doanh xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán, Lý, Hóa)
- A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh)
- D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
- D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
3. Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh
Mức điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh của các trường đại học dao động từ 16 – 26 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
4. Cơ hội việc làm ngành Quản trị kinh doanh
Học Quản trị kinh doanh ra làm gì là câu hỏi mà nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm nhất trước mỗi kỳ tuyển sinh. Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học có nhu cầu nhân lực cao và cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể được tuyển dụng vào một số vị trí như: nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức hành chính, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu… Các vị trí có chức danh trưởng, phó phòng hoặc cao hơn thường yêu cầu kinh nghiệm công tác.
Những nghề nghiệp của ngành này thường thiên về các lĩnh vực như quản trị nguồn nhân lực, quản lý sản xuất, quản trị marketing, marketing, PR, quản trị chuỗi cung ứng… Với các công việc cụ thể khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh:
- Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng;
- Thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch;
- Với kinh nghiệm có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn;
- Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị kinh doanh tại các trường đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp;
- Khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng.
5. Mức lương ngành Quản trị kinh doanh
Mức lương các nhà tuyển dụng sẽ trả cho sinh viên mới ra trường với vị trí nhân viên chính thức từ 5 – 10 triệu/tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí, năng lực và kinh nghiệm làm việc mà mức lương này có thể sẽ cao hơn từ 10 – 15 triệu/tháng.
6. Những tố chất cần có để học ngành Quản trị kinh doanh
Để theo học ngành Quản trị kinh doanh, bạn cần có những tố chất sau:
- Có đam mê kinh doanh;
- Năng động, tự tin, mạnh mẽ và quyết đoán;
- Có tư duy logic, thích giao tiếp, có khả năng quan sát và nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý và thuyết phục người khác;
- Nắm bắt nhanh nhạy những thông tin kinh tế – xã hội liên quan và xử lý tin tức nhanh gọn;
- Giao tiếp tốt, ứng xử linh hoạt trong mọi mối quan hệ;
- Biết lắng nghe và chia sẻ, biết thấu hiểu nhưng cũng biết quyết đoán, cứng rắn đúng lúc đúng chỗ;
- Có khả năng ngoại ngữ và tin học;
- Chăm chỉ, kiên trì và chịu được áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh.
7. Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:
- Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu; tải file tại đây
- Giấy báo tập trung (bản gốc);
- Học bạ (02 bản sao công chứng);
- Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời ( 02 bản sao công chứng).
- Giấy khai sinh (bản sao);
- Hộ khẩu photo công chứng;
- Lý lịch học sinh, sinh viên (có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú);
- 04 ảnh 4×6 và 2 ảnh 3×4;
8. Địa chỉ liên hệ:
Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội
- Số 54A1 đường Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 0243 2216 292; Hotline: 0936.71.71.72
- Email: phongtuyensinh2@gmail.com
- Website: https://hcit.edu.vn/
- FB: https://www.facebook.com/hcit.edu.vn
XEM THÊM:
- Thông tin về ngành kế toán doanh nghiệp
- Thông tin về ngành quản trị kinh doanh
- Đổi mới đào tạo nguồn nhân lực ngành kế toán – kiểm toán
- Chuẩn đầu ra ngành Kế toán – Trường Cao đẳng công thương Hà Nội
- Ngành Quản trị kinh doanh: Học gì và làm gì?
3 BƯỚC NỘP HỒ SƠ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY – TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI