1 – Ý nghĩa của ngày Seollal (Tết Hàn Quốc)
“Seol (설)” xuất phát từ “낯설”, có nghĩa là “khác lạ”. Vì thế chúng ta có thể hiểu Seollal (설날) theo nghĩa là “sự lạ lẫm trong năm mới” hay là “ngày lạ lẫm”. Nói cách khác, Seollal còn là một quá trình chuyển mình từ năm cũ sang năm mớ. Nó vẫn còn nhiều dư âm của cái cũ trộn lẫn với cái mới nên mang lại cảm cảm giác lạ lẫm.
Đối với người Hàn Quốc, Seollal mang ý nghĩa đặc biệt, không chỉ đơn thuần là ngày đánh dấu cho sự khởi đầu của năm mới. Đây là dịp để người Hàn đoàn tụ cùng gia đình, tưởng nhớ và tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên.
>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/hoc-tieng-han-mang-lai-loi-ich-gi
2 – Phong tục đón tết của Hàn Quốc
Chuẩn bị cho Seollal
Giống như Việt Nam, những ngày trước Tết là thời điểm nhộn nhịp và đầy “hương vị Tết” nhất. Lúc này, các gia đình hối hả mua sắm, chuẩn bị quà tặng cho người thân và bạn bè. Tại các cửa hàng, siêu thị đâu đâu cũng thấy người. Ai ai cũng náo nức chuẩn bị đồ thờ cúng và cả quà tặng cho người thân và bạn bè. Đối với người Hàn, việc tặng quà trong Seollal là để bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn với đối phương.
Các món quà được chọn để tặng vào dịp tết thay đổi mỗi năm tuỳ vào tình hình kinh tế và xu hướng tặng quà. Những món quà phổ biến nhất thường là tiền mặt và thẻ quà tặng của các trung tâm mua sắm. Ngoài ra còn có thể tặng những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ như: nhân sâm, mật ong, hoa quả, ghế massage… hoặc đồ dùng hàng ngày như xà phòng, kem đánh răng… Ngoài ra có thể tặng thịt bò, hải sản và các loại đồ đóng hộp.
Trang phục truyền thống ngày tết Hàn Quốc
Hầu hết người Hàn đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc Hanbok (한복) vào những ngày này. Họ mặc Hanbok và thực hiện các nghi lễ cúng bái tổ tiên, chơi các trò chơi dân gian.
Nghi lễ và phương thức truyền thống trong ngày tết Hàn Quốc
Charye (차례) – Lễ cúng gia tiên
Buổi sáng đầu năm mới bắt đầu với nghi lễ cúng tổ tiên. Đây được xem là nghi lễ quan trọng nhằm bày tỏ sự tôn kính với tổ tiên và cầu cho năm mới bình an. Các thành viên trong gia đình mặc Hanbok và tập trung trước ban thờ để thực hiện nghi lễ này.
Mâm cúng ngày Tết Hàn Quốc
Sau lễ cúng gia tiên, mọi người trong gia đình cùng thưởng thức những món ăn vừa cúng xong. Mâm cúng khá cầu kỳ bởi người Hàn tin rằng đồ thờ cúng ngon và trình bày đẹp sẽ làm hài lòng ông bà tổ tiên. Do đó mà họ rất cẩn thận trong việc chuẩn bị đồ cúng. Có khoảng 20 loại món ăn khác nhau như: rau rừng, sườn om Galbijjim (갈비찜), miến trộn (잡채), bánh xèo, bánh mứt kẹo truyền thống (한과),… được bày trên bàn thờ. Tùy theo vùng miền mà các món có thể khác nhau.
Tùy theo vùng miền và gia đình mà sẽ có cách sắp xếp mâm cúng khác nhau. Nhưng đa số sẽ theo quy tắc cơ bản sau:
- Hàng 1: Trái cây. Trái cây màu đỏ đặt ở phía Đông, màu trắng ở phía Tây
- Hàng 2: Sikhye (rượu gạo) và các món làm từ rau củ
- Hàng 3: Các loại canh. Canh cá đặt ở phía Đông, canh thịt bò đặt ở phía Tây
- Hàng 4: Các món nướng, hấp hoặc các món bánh chiên. Món cá đặt ở phía Đông. Món thịt đặt ở phía Tây
- Hàng 5: Cơm và canh. Cơm đặt ở bên trái, canh đặt bên phải, bánh gạo đặt bên trái của phía mặt bên phải
Món ăn ngày Tết Hàn Quốc
Ngoài những nghi lễ đặc sắc, ẩm thực truyền thống Hàn Quốc trong dịp Seollal cũng không kém phần phong phú. Dù mâm cúng khá cầu kỳ nhưng món ăn không thể thiếu trong dịp này chính là tteokguk (떡국). Tteokguk là canh bánh gạo truyền thống được nấu từ bánh gạo, thịt bò, trứng và rau. Mặc dù nguyên liệu và cách nấu vô cùng đơn giản nhưng món ăn này lại mang một ý nghĩa đặc biệt. Người Hàn Quốc tin rằng ăn “tteokguk” trong ngày đầu năm mới tượng trưng cho việc thêm 1 tuổi. Đồng thời cũng là để cầu mong mạnh khỏe và sống lâu. Do đó họ có thể hỏi tuổi của nhau một cách vui vẻ bằng câu: “Bạn ăn tteokguk mấy lần rồi?”. Tương tự như câu nói “Được bao nhiêu nồi bánh chưng rồi?” trong tiếng Việt.
Ngoài ra, nhiều gia đình cũng chọn thưởng thức món Manduguk (만둣국) trong ngày Tết. Món ăn này được nấu với mandu (bánh xếp) cùng nước tương, muối và hạt nêm. Một món ăn không kém phần phổ biến trong dịp Tết là bánh gạo (떡). Người Hàn Quốc thường ăn bánh Tteok trong ngày cưới, tiệc tùng và lễ hội.
Bên cạnh đó, trong dịp Tết, nhiều gia đình Hàn Quốc quây quần thưởng thức rượu gạo, trà omija (오미자), bulgogi (불고기), bánh tráng kếp đậu xanh, trà quế (수정과),…
Sebae (세배) – Nghi thức cúi lạy chào năm mới
Sau thụ lộc và ăn cỗ là lễ Sebae – nghi thức chào năm mới. Đây là lúc thế hệ trẻ thể hiện lòng thành kính của mình với các bậc bề trên bằng cách bái lạy và tặng quà cho người lớn tuổi hơn (thường là ông bà, cha mẹ). Người lớn đáp lại bằng những lời chúc tốt đẹp (덕담) hay lời chúc năm mới thịnh vượng như ý. Còn với trẻ nhỏ, sau khi cúi đầu chào năm mới và chúc Tết, thì sẽ được người lớn thưởng tiền mừng tuổi (세뱃돈) hoặc có thể là vàng, ngọc hay các vật dụng khác.
Điều này giống với phong tục “lì xì” cho “con nít” trong Tết Việt. “Sebae” không đơn thuần là bái lạy mà còn là một nghi thức quan trọng trong ngày Tết Hàn Quốc.
Đón lộc vào nhà
Trong những ngày này, nhà nhà đều treo Bokjori (복조리) trước cổng nhà với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm. Vào sáng mùng 1, nếu gọi được một người bán hàng rong Bokjori càng sớm thì càng nhận được nhiều tài lộc.
>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/hoc-tieng-han-giao-tiep-co-kho-khong-100-cau-giao-tiep-tieng-han-thong-dung-nhat
3 – Các trò chơi dân gian ngày Tết Hàn Quốc
Yutnori (윷놀이)
Seollal là dịp để các gia đình tụ họp, tham gia các hoạt động mà trong năm họ không có thời gian để tham gia. Yutnori (윷놀이) là một trong những trò chơi dân gian phổ biến ở Hàn Quốc mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Cách chơi tương tự như trò chơi cá ngựa ở Việt Nam. Các bước di chuyển phụ thuộc vào kết quả tung 4 thanh gỗ. Dụng cụ chơi được làm bằng vải hoặc gỗ, hình vuông hoặc hình tròn và gậy yut (윷). Gậy yut gồm 4 cây gỗ theo hình trăng khuyết, một mặt có khắc chữ được gọi là yut. Đường đi của những cây gậy yut này tượng trưng cho sự vận động của hành tinh mặt trời. Còn ý nghĩa hẹp hơn là cầu mong một năm mới đầy sung túc. Trò chơi này rất dễ, không phân biệt lứa tuổi nên cả gia đình đều có thể cùng chơi.
Cách chơi Yutnori
- Yêu cầu 2 người hoặc 2 đội chơi. Người chơi sẽ tung 4 gậy yut lên để xác định các bước đi.
- Nếu có 1 cây mặt ngửa gọi là ‘do’ (도) thì được đi thêm 1 bước. 2 cây mặt ngửa gọi là “gae” (개) được đi 2 bước. 3 cây mặt ngửa gọi là’‘geol’ (걸) được đi 3 bước. 4 cây mặt ngửa gọi là ‘yut’ (윷) được đi 4 bước.
- Nếu không có cây nào ngửa thì gọi là ‘mo’ (모) được đi 5 bước.
- Nếu bắt được ngựa hay bò của đối phương sẽ được tung yut 2 lần.
- Cả 4 quân của người nào (đội nào) về đích trước thì chiến thắng.
Tuho (투호) – Trò chơi ném mũi tên
Một trò chơi dân gian cũng rất nổi tiếng ở xứ sở kim chi chính là Tuho. Hay còn gọi là trò chơi ném mũi tên. Người chơi đứng ở một khoảng cách nhất định để ném mũi tên vào một bình lớn. Người ném được nhiều mũi tên vào bình nhất là người chiến thắng.
Tuho ban đầu là trò chơi dành cho hoàng tộc và tầng lớp thượng lưu, nhưng giờ đây đã phổ biến hơn với mọi người dân Hàn Quốc.
Yeonnaligi (연날리기) – Trò chơi thả diều
Diều của Hàn Quốc được làm từ giấy truyền thống của Hàn Quốc và cây tre. Diều có nhiều loại như diều cá đuối, diều bạch tuộc, diều vuông có lỗ tròn ở giữa,… Người Hàn chơi thả diều trong Tết Seollal vì họ nghĩ rằng thả diều thì vận xấu bay đi. Trên con diều viết những câu chữ cầu mong điều tốt và ngăn chặn những điều không may mắn. Người ta còn viết tên và ngày tháng năm sinh của mình lên diều rồi thả bay lên. Đây là truyền thống cầu mong sức khoẻ thông qua việc thả diều.
Ngoài ra còn có các trò chơi khác như: Jegichagi (제기차기 – Đá cầu), Neoltwiggi (널뛰기 – Bập bênh), Paengi Chigi (팽이치기 – Đánh quay),…
Cuối ngày, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau xem phim hay các chương trình TV đặc biệt được phát sóng trong dịp Tết.
Jegichagi (제기차기) – Trò chơi thả diều
Jegichagi tương tự với trò đá cầu của Việt Nam. Nhưng về chất liệu làm nên quả cầu lại khác nhau. Jegi làm từ những đồng xu nhỏ được bọc lại bởi giấy hoặc vải. Ở Hàn Quốc đây không chỉ là một trò chơi dân gian mà còn được xem là một môn thể thao. Cách chơi cũng giống như trò đá cầu của Việt Nam. Có thể chơi cá nhân hoặc là chơi theo đồng đội, không giới hạn người chơi. Luật là tâng jegi bằng chân, nếu để jegi rơi xuống đất thì thua. Người hoặc đội nào tâng được nhiều hơn sẽ là người chiến thắng. Tùy vào các vùng miền cũng sẽ có những luật chơi khác nhau.
Ngoài ra còn có các trò chơi khác như: Neoltwiggi (널뛰기 – Bập bênh), Paengi Chigi (팽이치기 – Đánh quay)… Cuối ngày, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau xem phim hay các chương trình TV đặc biệt được phát sóng trong dịp Tết.
>>>Xem thêm: https://hcit.edu.vn/huong-dan-doi-ten-tieng-viet-cua-ban-sang-tieng-han
4 – Tín ngưỡng dân gian của người Hàn Quốc trong Seollal
Người Hàn Quốc quan niệm rằng nếu ngủ trong đêm giao thừa thì ngày hôm sau, lông mi sẽ bị bạc trắng và đầu óc kém minh mẫn. Chính vì thế, không ai ngủ vào thời điểm này. Họ thường đốt các thanh tre trong nhà nhằm xua đuổi tà ma quấy rối. Vì tương truyền rằng tiếng nổ của thanh tre sẽ làm cho lũ ma quỷ khiếp sợ mà bỏ chạy.
Không chỉ vậy, họ còn cho rằng những hồn ma sẽ lên trần thế vào dịp năm mới để đánh cắp giày. Những linh hồn này sẽ tìm đến các đôi giày vừa chân, mang đi may mắn cả năm của chủ nhân chiếc giày đó. Vì lẽ đó, vào dịp Tết, người Hàn Quốc thường giấu giày của mình vào nơi mà họ cho là an toàn nhất.
5 – Hoạt động du xuân trong dịp Tết Nguyên Đán
Thật khó để có được một kỳ nghỉ dài ngày trong một cuộc sống đầy bận rộn. Vì thế người Hàn thường dành thời gian nghỉ Tết để đi du lịch. Họ đến các khu trượt tuyết, ghé thăm các làng truyền thống, tham quan bảo tàng, cung điện,… và xem các chương trình biểu diễn.
Cũng như nhiều nước Châu Á khác, Tết Nguyên Đán có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người dân Hàn Quốc. Đây chính là dịp mà mỗi người có thể gạt bỏ những vướng bận, dành thời gian cho gia đình và tưởng nhớ tổ tiên.
(Sưu tầm)