logo
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
HA NOI COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE
MỖI NHÀ TRƯỜNG PHẢI LÀ MỘT THƯƠNG HIỆU

Mỗi nhà trường phải là một thương hiệu Học sinh và cha mẹ học sinh là người đánh giá đúng và khách quan nhất của giáo dục. Ảnh minh họa/internet GD&TĐ – “Giáo dục Việt Nam không tách mình khỏi xã hội. Giáo dục cũng phải vận dụng những mặt tích cực và tìm cách hạn […]

Mỗi nhà trường phải là một thương hiệu

Học sinh và cha mẹ học sinh là người đánh giá đúng và khách quan nhất của giáo dục. Ảnh minh họa/internetHọc sinh và cha mẹ học sinh là người đánh giá đúng và khách quan nhất của giáo dục. Ảnh minh họa/internet

GD&TĐ – “Giáo dục Việt Nam không tách mình khỏi xã hội. Giáo dục cũng phải vận dụng những mặt tích cực và tìm cách hạn chế những tiêu cực của cơ chế thị trường thì mới phát triển bền vững”.

Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội – đã nêu quan điểm như vậy trong bài tham luận tại Hội thảo Quốc tế “Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục: Xu hướng Việt Nam và thế giới”.

Phải xem học sinh là “thượng đế”

Trong các nhà trường phổ thông hiện nay, người dân đều phải đóng góp kinh phí ít nhiều. Do đó, cha mẹ học sinh càng phải là “Thượng đế”, họ phải được đáp ứng những nhu cầu chính đáng, tương xứng với những đóng góp của họ.
Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm

Theo tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, toàn bộ hệ thống kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay đều được phát triển theo quy luật cơ chế thị trường, giáo dục đào tạo không đi ngoài quy luật đó.

Rất tiếc bấy lâu nay hệ thống quản lý giáo dục đào tạo của ta đã chưa xem trọng, chưa vận dụng những quy luật tích cực của cơ chế thị trường để cải tiến công tác quản lý, các cơ sở vẫn chưa thực sự chủ động và sáng tạo.

“Nếu như các nhà trường phổ thông của chúng ta hiện nay quản lý theo quán tính, quản lý theo cơ chế bao cấp, chờ đợi cấp trên chỉ đạo, chắc khó phát triển theo được các yêu cầu đổi mới của giáo dục thế kỷ 21” – Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm băn khoăn.

Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh: Quy luật cao nhất của cơ chế thị trường là, tất cả đều phải làm ra giá trị và mỗi sản phẩm ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua. Khách hàng bao giờ cũng là “Thượng đế”.

Nhưng giáo dục Việt Nam hiện vẫn chưa có kiểm định chất lượng cho tất cả các cơ sở giáo dục. Luật Giáo dục cũng không có điều nào bảo vệ người học. Học sinh và cha mẹ học sinh là người đánh giá đúng nhất và khách quan nhất về những gì giáo dục mang lại cho con em họ nhưng họ lại không được đề cao.

“Thầy có quyền của thầy, trường có quyền của trường, vậy làm sao học sinh và cha mẹ các em làm “Thượng đế” được? Mất dân chủ trong các trường học là điều không nên có của giáo dục Việt Nam.

Bao giờ mỗi nhà trường phải là “một thương hiệu” được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội về chất lượng đào tạo toàn diện của mình, lúc đó chúng ta mới có chất lượng thật của ngành giáo dục” – Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm thẳng thắn nêu quan điểm.

Mất dân chủ trong các trường học là điều không nên có của giáo dục Việt Nam. Ảnh minh họa/internet

Phân cấp triệt để về tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Cũng theo tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, để thực thi quản lý cả hệ thống theo quy luật tích cực của cơ chế thị trường thì hệ thống đó phải cực kỳ linh hoạt, chuyên nghiệp, và quan trọng phải phân cấp triệt để cho cơ sở được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước mục tiêu đảm bảo chất lượng toàn diện của mỗi cơ sở.

Nói như Nghị quyết 29/TW là “ phải phân định công tác quản lý nhà nước và quản trị của các cơ sở giáo dục đào tạo”. Toàn hệ thống quản lý giáo dục, đào tạo phải thay đổi hẳn cách quản lý, không làm thay bất cứ việc gì nếu đấy là việc của cơ sở.

Hệ thống quản lý giáo dục ở các cấp trên cơ sở chỉ tập trung làm chính sách và giám sát hệ thống. Phát hiện những nơi yếu kém, những nơi khó khăn để tập trung nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ. Như vậy những cơ quan quản lý giáo dục đào tạo phải thay đổi tư duy 180 độ.

Trước đây nhất nhất cơ sở không được làm trái lệnh cấp trên, nay theo quy luật cơ chế thị trường: khuyến khích cơ sở chủ động xây dựng “Thương hiệu” đảm bảo chất lượng, phục vụ kịp thời nhu cầu người học, thì các cấp quản lý giáo dục, đào tạo phải đặt lại câu hỏi “Các cấp quản lý giáo dục phải làm gì để kịp thời hỗ trợ cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo?”.

“Muốn tạo ra sự thay đổi này, các cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp không chỉ thay đổi cách thức chỉ đạo, mà quan trọng phải thay đổi triệt để nhận thức của cả hệ thống.

Có như vậy chúng ta mới thực hiện được định hướng của Nghị quyết 29/TW “Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ ngành địa phương. Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị cơ sở giáo dục đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của cơ sở giáo dục đào tạo” – Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm trao đổi.

Theo Nghị quyết 29/TW, toàn ngành Giáo dục trong thời kỳ đổi mới toàn diện, triệt để phải “Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động sáng tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo”.

Mặt khác, để các nhà trường phổ thông hiện nay dễ dàng thích ứng với nền kinh tế thị trường, đề nghị phải thay đổi cách chỉ đạo thi đua của ngành Giáo dục và thay đổi các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia.

Nguồn: giaoducthoidai.vn

Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận