logo
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
HA NOI COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE
Kết quả thi THPT 2020 có thể sử dụng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng
Sau cuộc họp báo cáo, xin ý kiến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về phương án tổ chức kỳ thi THPT trong điều kiện ứng phó với dịch bệnh Covid-19, ngày 22-4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ chia sẻ thông tin rõ hơn về dự kiến phương án tổ chức kỳ thi […]

Sau cuộc họp báo cáo, xin ý kiến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về phương án tổ chức kỳ thi THPT trong điều kiện ứng phó với dịch bệnh Covid-19, ngày 22-4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ chia sẻ thông tin rõ hơn về dự kiến phương án tổ chức kỳ thi năm nay.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, công tác thanh tra, giám sát sẽ được tăng cường trong kỳ thi năm nay.

Dự kiến 3 bài thi độc lập, 2 bài thi tổng hợp

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là tổ chức an toàn, nghiêm túc, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và đánh giá chất lượng giáo dục, từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường. Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Kỳ thi dự kiến sẽ gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổng hợp (KHTN và KHXH). Trong đó: bài thi KHTN gồm tổ hợp của 3 môn Vật lý, Hóa học và Sinh học; bài thi KHXH đối với thí sinh THPT gồm tổ hợp 3 môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân; đối với thí sinh Giáo dục thường xuyên gồm tổ hợp của 2 môn Lịch sử, Địa lý. Thí sinh THPT phải thi 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH. Thí sinh Giáo dục thường xuyên phải thi 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH.

Nội dung thi nằm trong Chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; phù hợp với nội dung tinh giản chương trình học kỳ II đã được Bộ GD-ĐT công bố. Nội dung đề thi sẽ dễ hơn, độ phân hóa của đề thi cũng sẽ giảm đi so với các năm trước. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ giải thích thêm: Việc sử dụng các bài thi bắt buộc và các bài thi tổ hợp tự chọn hướng đến đánh giá toàn diện học sinh, hạn chế học lệch, học tủ. Việc vẫn tổ chức thi 3 môn bắt buộc và 1 bài thi tổ hợp tự chọn cũng là cách để giúp thí sinh tập trung thi những môn học đã được dành thời gian ôn tập kỹ hơn, phù hợp với định hướng lựa chọn nghề nghiệp của các thí sinh.

Mặt khác, sử dụng đề thi chung là phù hợp với việc sử dụng chung mẫu bằng tốt nghiệp THPT có tính quốc gia cho các thí sinh. Việc này tạo thuận lợi trong hội nhập quốc tế, nhất là trong việc học sinh đi du học ở nước ngoài.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Việc duy trì kỳ thi là thực hiện đúng theo Luật Giáo dục sửa đổi. Việc đánh giá kết quả dạy và học qua kỳ thi là kết quả đáng tin cậy để điều chỉnh chương trình cho phù hợp, nhất là khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Hơn nữa, việc tổ chức một kỳ thi cuối cùng ở bậc THPT để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông là cần thiết, tạo động lực học tập tích cực cho học sinh. Kỳ thi cũng góp phần duy trì được nền nếp dạy, học trong các cơ sở giáo dục. Kỳ thi tốt nghiệp sẽ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức.

Để hướng tới kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, trung thực, khách quan, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chia sẻ: công tác thanh tra, giám sát sẽ được tăng cường. Dự kiến ngoài lực lượng thanh tra của Bộ, thanh tra của Sở GD-ĐT, công tác thanh tra sẽ có thêm lực lượng thanh tra của tỉnh để thanh tra, giám sát tất cả các khâu của kỳ thi; nhất là các khâu in sao, vận chuyển, bảo mật đề thi, công tác coi thi và chấm thi… Đặc biệt, năm nay, các tỉnh phải công khai phổ điểm thi, báo cáo toàn bộ điểm học bạ của các thí sinh qua hệ thống dữ liệu điện tử. Bộ GD-ĐT sẽ lấy đó làm căn cứ đối sánh kết quả thi.

Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận