logo
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
HA NOI COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE
Hoạt động hướng nghiệp chưa được quan tâm đúng mực
Chính vì quan niệm đại học vẫn là cánh cửa duy nhất để thành công, không có định hướng nghề nghiệp của đại đa số học sinh, phụ huynh dẫn tới thực trạng đáng báo động hiện nay là tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành lên đến 60%; thậm chí, vì chọn […]
Chính vì quan niệm đại học vẫn là cánh cửa duy nhất để thành công, không có định hướng nghề nghiệp của đại đa số học sinh, phụ huynh dẫn tới thực trạng đáng báo động hiện nay là tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành lên đến 60%; thậm chí, vì chọn sai nghề mà nhiều sinh viên cũng như phụ huynh tốn kém tiền bạc, thời gian, công sức.

Hoạt động hướng nghiệp không chỉ giúp học sinh tìm được việc làm tốt mà còn trang bị cho các em phương pháp phát huy tối đa năng lực bản thân, vừa có ích cho bản thân cũng như có ích cho xã hội; đồng thời giúp các em học sinh phân biệt giữa nghề nghiệp và việc làm.

Với ý nghĩa đó, giáo dục hướng nghiệp được coi là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân, từ đó, mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình.

hoat dong huong nghiep chua duoc quan tam dung muc
Giáo dục hướng nghiệp hiện vẫn chưa phát huy được hiểu quả

Tuy nhiên, hiện nay, công tác hướng nghiệp chưa được giới trẻ Việt Nam cũng như phụ huynh quan tâm đúng mực. Ông Lê Anh Tuấn – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Hà Nội (HSO) cho rằng, việc giáo dục hướng nghiệp sau trung học đã nhận được nhiều quan tâm hơn. Song, việc cung cấp thông tin về nghề nghiệp cũng như định hướng tương lai cho các em học sinh còn nhiều bất cập. Trong đó, nhiều em gặp khó vì thiếu sự đào tạo bài bản, không am hiểu thị trường lao động, giáo dục mang nặng lý thuyết, thiếu trải nghiệm.

Đặc biệt, việc chọn ngành nghề hầu hết phụ thuộc vào ý kiến của phụ huynh hay độ hot của ngành trong thời điểm hiện tại, dẫn tới cơ hội để sinh viên tiếp xúc để hiểu rõ về ngành nghề rất hạn chế. Do không chú trọng về tìm hiểu ngành học, nên rất nhiều sinh viên phải trả những cái giá rất đắt. Trong đó, có không ít sinh viên quyết định bỏ học sau một năm đầu ngồi trên giảng đường đại học khi nhận ra không phù họp; hay bỏ môn, nợ môn là tình trạng của rất nhiều sinh viên.

Thống kê từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành lên đến 60%. Mặt khác, theo ông Tuấn, chỉ vì chọn sai nghề mà nhiều sinh viên cũng như phụ huynh tốn kém tiền bạc, thời gian, công sức.

Chỉ ra nguyên nhân, ông Tuấn cho hay, trước hết, đối với học sinh là do hoạt động tư vấn muộn, không thường xuyên; thời điểm tổ chức tư vấn thường trước khi các em bước vào kỳ thi quốc gia dẫn đến những nội dung tư vấn chỉ tập trung vào việc hướng dẫn viết hồ sơ thi tuyển; tâm lý coi đại học là cánh cửa duy nhất. Còn với sinh viên, chính là vì còn thờ ơ những tác động của phát triển khoa học, cộng nghệ đối với đời sống xã hội, trong đó có vấn đề việc làm. “Phần lớn sinh viên mới chỉ tập trung vào việc học kiến thức mà chưa chú ý bổ sung kỹ năng, thái độ để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng”- ông Tuấn nêu.

Đứng trước thực trạng định hướng nghề nghiệp hiện nay, ông Tuấn cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị làm công tác giáo dục hướng nghiệp nên quan tâm triển khai sớm về mặt thời gian các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên và sớm về độ tuổi đối tượng được tư vấn; đào tạo đội ngũ tư vấn viên có kiến thức chuyên môn, có kỹ năng tư vấn để tạo sự tin tưởng, sức thu hút, hấp dẫn đối với học sinh, sinh viên.

Đặc biệt, tăng các hoạt động trải nghiệm thực tế, giúp các em có sự nhìn nhận, đánh giá để có sự lựa chọn đúng đắn hơn về các cấp học tiếp theo, các ngành nghề mà mình dự định lựa chọn trong tương lai. Nhà nước cần có những hoạt động truyền thông mạnh mẽ hơn để giúp các em, phụ huynh thay đổi trong nhân thức việc chọn trường, chọn nghề.

Được biết, từ năm 2019, HESYS đã triển khai hợp tác với các nhà trường, doanh nghiệp triển tổ chức mô hình “Giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế”, như: Trải nghiệm học đường cho học sinh THCS, trải nghiệm giảng đường cho học sinh THPT, trải nghiệm nghề nghiệp, việc làm cho học sinh khối học nghề và sinh viên. Các mô hình này hiện đang nhận được sự quan tâm của học sinh, sinh viên và phụ huynh; từng bước phát huy được hiểu quả cho việc định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ trước ngưỡng cửa tương lai.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, ông Tuấn cho biết thêm, để thành công, ngoài kiến thức, học sinh, sinh viên cần phải được trang bị thêm kỹ năng, hình thành thái độ tích cực trong học tập, việc làm và cuộc sống. “Bên cạnh tạo cơ hội trải nghiệm thực tế, kết hợp giữa học với hành thì nhà trường, các tổ chức làm công tác hướng nghiệp cần thường xuyên có những chương trình tư vấn, tập huấn, huấn luyện nhằm trang bị thêm hành trang thiết yếu cho các bạn trẻ”– ông Tuấn khuyến nghị.

Nguồn: Công thương

 

Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận