logo
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
HA NOI COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE
THÔNG TƯ 33 CỦA BỘ LĐTBXH QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP, SƠ CẤP THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA, TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN

Theo Thông tư 33/2018/TT-BLĐTBXH năm 2018, sửa đổi, bổ sung về mẫu bằng tốt nghiệp “Bỏ nội dung “Hình thức đào tạo“ trong Mẫu bằng tốt nghiệp CĐ

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-

Số: 33/2018/TT-BLĐTBXH

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP, SƠ CẤP THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA, TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN 

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn gồm: chương trình, giáo trình đào tạo; học liệu đào tạo; hệ thống quản lý đào tạo; tuyển sinh đào tạo; thời gian khóa học, thời gian tổ chức giảng dạy; tổ chức đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; bằng, chứng chỉ tốt nghiệp, chứng nhận hoàn thành môn học, mô – đun, tín chỉ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan.

Thông tư này không điều chỉnh đối với đào tạo các ngành sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.

2. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo nghề nghiệp) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ng

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn: là hình thức đào tạo nghề nghiệp không tập trung theo đó người học chủ yếu tự học qua các học liệu (giáo trình, băng hình, ứng dụng đa phương tiện trên các thiết bị điện tử, bằng việc sử dụng các thiết bị các phương tiện nghe nhìn, phát thanh, truyền hình, các tổ hợp truyền thông đa phương tiện, mạng Internet) dưới sự tổ chức, trợ giúp của nhà giáo, nhà trường. Việc đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn có thể thực hiện đối với từng môn học, mô – đun, tín chỉ hoặc có thể thực hiện đối với cả chương trình đào tạo.

2. Hệ thống đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn của cơ sở đào tạo nghề nghiệp bao gồm: chương trình, học liệu, hệ thống quản lý học tập, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các yếu tố đảm bảo khác như nhà giáo, cán bộ hỗ trợ, cán bộ quản lý, quy chế đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo nghề nghiệp.

3. Học liệu đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn bao gồm:

a) Học liệu chính (chương trình, giáo trình, tài liệu hướng dẫn…) nhằm cung cấp đầy đủ các nội dung của chương trình đào tạo để người học có thể tự học, tự nghiên cứu.

b) Học liệu bổ trợ (các phần mềm, băng đĩa, video, sách in, tài liệu hướng dẫn, các bài thực hành, thực tập mô phỏng…) nhằm cung cấp cho người học có thể hiểu biết sâu sắc, đầy đủ những nội dung của học liệu chính.

4. Các phương thức đào tạo từ xa, tự học hướng dẫn bao gồm: đào tạo thông qua trao đổi thư tín hoặc các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình,…) hoặc mạng Internet,… (đào tạo trực tuyến) hoặc kết hợp các phương thức nêu trên và các hoạt động giảng dạy, hướng dẫn trực tiếp tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

5. Hệ thống ứng dụng quản lý học tập: là các ứng dụng cho phép tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn từ lúc người học đăng ký nhập học đến khi hoàn thành khóa học; giúp cơ sở đào tạo nghề nghiệp theo dõi và quản lý quá trình đào tạo; tạo ra môi trường dạy và học ảo; giúp người dạy giao tiếp hướng dẫn người học trong quá trình giảng dạy; giúp người học có thể theo dõi được tiến trình học tập; lưu trữ tất cả các thông tin về quá trình đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.

 

CHƯƠNG II

TỔ CHỨC ĐÀO TẠO TỪ XA, TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN

Điều 3. Chương trình, giáo trình đào tạo

1. Chương trình, giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn là chương trình, giáo trình đào tạo của ngành, nghề tương ứng theo hình thức đào tạo chính quy được cơ sở đào tạo nghề nghiệp điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của người học, hình thức đào tạo và thời gian đào tạo.

Đối với những môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp có thể được điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng người học và do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp quyết định.

2. Chương trình, giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt, sử dụng theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

3. Chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt, sử dụng theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH).

4. Chương trình đào tạo đã được phê duyệt phải công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo nghề nghiệp trước khi tổ chức tuyển sinh.

Điều 4. Học liệu đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn

1. Học liệu đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn phải có nội dung bám sát mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, có tính sư phạm cao, dễ dùng, đáp ứng được nhu cầu tự học của người học.

2. Học liệu phục vụ các môn học, mô – đun, tín chỉ đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn phải được chuẩn bị đầy đủ và ở trạng thái sẵn sàng trước khi tổ chức đào tạo.

3. Học liệu đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn do các cơ sở đào tạo nghề nghiệp tự thiết kế, sản xuất, thuê, mua ngoài hoặc sử dụng từ các nguồn hợp pháp khác, đảm bảo các quy định về sở hữu trí tuệ.

Điều 5. Hệ thống quản lý đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn

1. Hệ thống quản lý đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn bao gồm: hệ thống quản lý học tập và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.

2. Hệ thống quản lý học tập:

a) Cổng thông tin: Để công bố, giới thiệu các nội dung về chương trình đào tạo; thông tin tuyển sinh, điều kiện tuyển sinh.

b) Phân hệ học tập: Để người học truy cập vào các nội dung học tập từ xa và có thể tự học tập, tự đánh giá, nắm bắt được tiến trình, kết quả học tập của bản thân.

c) Phân hệ giảng dạy: Để giáo viên, giảng viên quản lý học liệu đào tạo từ xa, thiết lập quy luật học, trả bài, thi kiểm tra; theo dõi, tương tác, trợ giúp, hướng dẫn người học; xác thực và kiểm soát quá trình học của học viên; quản lý học viên, lớp học.

d) Phân hệ tổ chức thi: Để cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức thi, kiểm tra đánh giá ghi nhận tiến trình học tập và kết quả học tập của người học.

đ) Phân hệ lớp học trực tuyến: Để tổ chức các lớp học trực tuyến theo thời gian thực.

e) Ứng dụng trên thiết bị di động: Để thực hiện giảng dạy, học tập dễ dàng, thuận tiện trên các thiết bị di động.

g) Phân hệ báo cáo: Để trích xuất được các thông tin của quá trình đào tạo và các hoạt động của người dạy, người học.

h) Đội ngũ nhà giáo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ hỗ trợ, cán bộ quản lý hệ thống để tổ chức đào tạo và quản trị vận hành hệ thống.

3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

Hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng phải có đủ băng thông, năng lực đáp ứng nhu cầu truy cập của người dùng; phải duy trì tối thiểu hai hệ thống hạ tầng kỹ thuật để dự phòng lẫn nhau.

4. Khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề nghiệp thuê ngoài hệ thống quản lý đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn hoặc hợp tác với các đơn vị cung cấp giải pháp đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn để tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí vận hành.

Khi thuê ngoài hay hợp tác các đơn vị cung cấp giải pháp đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn phải đáp ứng các yêu cầu về hệ thống máy chủ, bảo mật, hạ tầng lưu trữ và an toàn dữ liệu theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Tuyển sinh đào tạo

1. Tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với trình độ cao đẳng, trung cấp và Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH đối với trình độ sơ cấp.

2. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp chỉ được tuyển sinh đào tạo theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn đối với ngành, nghề trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có Báo cáo đăng ký thực hiện chương trình đào tạo (theo mẫu tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, quản lý.

3. Trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học chỉ được tuyển sinh đào tạo theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn đối với ngành, nghề trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có Báo cáo đăng ký thực hiện chương trình đào tạo (theo mẫu tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý.

4. Doanh nghiệp chỉ được tuyển sinh đào tạo trình độ sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn khi có Báo cáo đăng ký thực hiện chương trình đào tạo (theo mẫu tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, quản lý.

5. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp chỉ được tuyển sinh đào tạo một số môn học chung, các mô – đun, tín chỉ trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn để áp dụng chung trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp sau khi có Báo cáo đăng ký đào tạo môn học, mô – đun, tín chỉ (theo mẫu tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý.

Điều 7. Thời gian khóa học và thời gian tổ chức giảng dạy

1. Thời gian khóa học là thời gian người học hoàn thành chương trình đào tạo, được thực hiện linh hoạt và do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp quy định phù hợp với ngành nghề đào tạo và đối tượng người học.

2. Thời gian tổ chức giảng dạy được thực hiện linh hoạt theo nhu cầu người học, thông qua việc hướng dẫn trực tiếp, trực tuyến, qua các phần mềm, học liệu học tập nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu về nội dung của chương trình đào tạo.

Điều 8. Tổ chức đào tạo

1. Tổ chức đào tạo theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn được thực hiện đối với toàn bộ chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp hoặc đào tạo một số môn học chung, các mô – đun, tín chỉ trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp.

Việc lựa chọn tổ chức đào tạo toàn bộ chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp hoặc đào tạo một số môn học chung, các mô – đun, tín chỉ trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp quyết định và báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư này.

2. Khi bắt đầu khóa học cơ sở đào tạo nghề nghiệp tổ chức kiểm tra xem xét và quyết định miễn giảm những môn học, mô – đun, tín chỉ mà người học đã học xong, có kết quả điểm đạt yêu cầu hoặc số mô – đun, tín chỉ mà người học đã tích lũy được trước khi vào học.

3. Trước khi học từng môn học, mô – đun, tín chỉ cơ sở đào tạo nghề nghiệp thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kỹ năng của người học để quyết định nội dung chương trình đào tạo phù hợp.

4. Chỉ tổ chức giảng dạy những nội dung kiến thức, hướng dẫn thực hành kỹ năng nghề theo nội dung, yêu cầu của môn học, mô – đun, tín chỉ mà người học chưa biết, chưa làm được hoặc chưa biết kỹ, đầy đủ, chưa làm được thành thạo.

5. Quá trình tổ chức đào tạo phải đảm bảo sự tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với người học thể hiện ở việc tham dự các buổi học, buổi hướng dẫn, thảo luận; hoàn thành việc học tập các nội dung từ các học liệu chính, học liệu bổ trợ; thực hiện các bài tập, bài thực hành, đánh giá; phản hồi với người dạy về những nội dung giảng dạy, thực hành.

Khuyến khích áp dụng công nghệ mới để giám sát và đánh giá mức độ chuyên cần của người học.

Điều 9. Kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp

1. Kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô – đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH) đối với trình độ cao đẳng, trung cấp; Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH đối với trình độ sơ cấp.

2. Việc kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng phải đảm bảo tính khách quan, minh bạch, đánh giá được đúng năng lực, kiến thức, kỹ năng của người học đã tích lũy được trong quá trình học tập.

Điều 10. Bằng, chứng chỉ tốt nghiệp

1. Người học hoàn thành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng theo quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH).

2. Người học hoàn thành chương trình đào tạo trình độ trung cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp theo quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH.

3. Người học hoàn thành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn được cấp chứng chỉ sơ cấp theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH.

4. Người học hoàn thành các môn học, mô – đun, tín chỉ theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn do cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp quy định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư này tổ chức đào tạo được cấp chứng nhận hoàn thành môn học, mô – đun, tín chỉ. Chứng nhận hoàn thành môn học, mô – đun, tín chỉ được công nhận trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, được dùng để làm cơ sở tham gia đánh giá kỹ năng nghề và công nhận để tiếp tục học lấy chứng chỉ sơ cấp, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng.

5. Mẫu bằng, chứng chỉ tốt nghiệp; in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng, chứng chỉ tốt nghiệp trong đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH đối với trình độ cao đẳng, trung cấp, trong đó không ghi hình thức đào tạo và Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH đối với trình độ sơ cấp.

Mẫu chứng nhận hoàn thành môn học, mô – đun, tín chỉ do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp quy định, trong đó ghi rõ nội dung, thời gian đào tạo, kết quả/điểm số của người học.

 

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm ca các cơ quan, đơn vị liên quan

1. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

a) Giúp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn đối với các cơ sở đào tạo nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này.

b) Theo dõi, quản lý, hậu kiểm về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn đối với trường cao đẳng; đào tạo trình độ cao đẳng theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn đối với cơ sở giáo dục đại học.

c) Đặt hàng và giao nhiệm vụ đào tạo một số môn học chung, các mô – đun, tín chỉ cơ sở của ngành nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 của Thông tư này.

d) Tổ chức xây dựng và cung cấp một số học liệu cơ bản về đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn có tính chất cơ sở, căn bản để sử dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

đ) Thanh tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn đối với các cơ sở đào tạo nghề nghiệp theo quy định.

2. Các Bộ, ngành có cơ sở đào tạo nghề nghiệp trực thuộc thực hiện đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trực thuộc thực hiện đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn theo quy định tại Thông tư này.

b) Tổ chức kiểm tra, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn của các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trực thuộc theo quy định.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn đối với các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn và việc thực hiện trách nhiệm quản lý của Sở về đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này.

b) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn của các các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn theo quy định.

4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Tham mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn đối với các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn và việc theo quy định tại Thông tư này.

b) Theo dõi, quản lý, hậu kiểm về đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này.

c) Kiểm tra, thanh tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn đối với các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn theo quy định.

5. Cơ sở đào tạo nghề nghiệp

a) Xây dựng, ban hành quy chế về đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn và công khai bằng hình thức niêm yết tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh và đăng trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo nghề nghiệp để tổ chức thực hiện.

b) Tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn theo quy định tại Thông tư này.

c) Thực hiện chế độ báo cáo về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH đối với trình độ cao đẳng, trung cấp; Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH đối với trình độ sơ cấp và đào tạo môn học, mô – đun, tín chỉ.

Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2019.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát hiện những điểm mới phát sinh, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Sở LĐTBXH các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương;
– Công báo;
– Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ LĐTBXH, TCGDNN;
– Lưu: VT, TCGDNN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Lê Quân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ I

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ cao đng, trung cp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn)

…(Tên cơ sở đào tạo nghề nghiệp)….
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …/……

………, ngày … tháng … năm 20…

 

BÁO CÁO

ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TO THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA, TỰ HỌC CÓ HƯNG DN

  1. THÔNG TIN CHUNG

– Tên cơ sở đào tạo nghề nghiệp: ………………………………………………………………

– Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………….

– Điện thoại: …………………………………..Fax: ……………………………………………..

– Website: ……………………………………., Email: ………………………………………….

– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp số: ………………………………., ngày, tháng, năm cấp (kèm theo bản photo): ………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

  1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO CHÍNH QUY
TT Tên ngành, nghề ngành, nghề Trình độ đào tạo Quy mô tuyển sinh ghi trong Giấy chứng nhận ĐKHĐGDNN được cấp Kết quả tuyển sinh trong 03 năm liên tục trước năm báo cáo tuyển sinh đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn Số HS, SV có việc làm/ số HS, SV đã tốt nghiệp (tính sau 3 tháng sau khi tốt nghiệp)
1            
2            
3            
4            
           

(Đối với những nghề chưa tổ chức đào tạo cần có giải trình cụ thể)

III. DỰ KIN TUYN SINH ĐÀO TẠO TXA, TỰ HỌC CÓ HƯNG DN

  1. Ngành nghề, trình đđào tạo, quy mô tuyển sinh
TT Tên ngành, nghề Mã ngành, nghề Trình độ đào tạo Quy mô tuyển sinh năm Ghi chú
1          
2          
3          
4          
         
         
           
  1. Đối tượng tuyển sinh và cơ hội việc làm, cơ hội phát triển của người học sau khi tốt nghiệp

– Đối tượng tuyển sinh

– Cơ hội việc làm

– Cơ hội phát triển của người học sau khi tốt nghiệp

  1. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ĐỂ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
  2. Chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo

– Chương trình, giáo trình đào tạo, tài liệu hướng dẫn (có các bản mềm kèm theo)

– Học liệu đào tạo bao gồm: học liệu chính, học liệu bổ trợ; các phần mềm, băng đĩa, video, sách, các phần mềm mô phỏng

  1. Hệ thống quản lý đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn

2.1. Hệ thống hạ tầng kthuật

– Hệ thống máy chủ; đường truyền (dung lượng)

– Địa điểm đặt trạm đào tạo (nếu có)

– Hạ tầng cơ sở đảm bảo (ít nhất phải có 2 hệ thống hạ tầng kỹ thuật để dự phòng lẫn nhau)

2.2. Hệ thống quản học tập

– Cổng thông tin

– Phân hệ học tập, giảng dạy, tổ chức lớp học, tổ chức thi, báo cáo

– Phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động

– Ứng dụng quản lý quá trình học tập, chế độ báo cáo, lưu trữ, trích xuất dữ liệu

– Phương thức tổ chức thực hiện (tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi, quản lý học viên…)

  1. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, quản trị hệ thống

– Đội ngũ nhà giáo, người hướng dẫn

– Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật

– Cán bộ quản lý, quản trị hệ thống

  1. Việc liên kết với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tổ chức đào tạo (nêu cụ thể vcơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ kỹ thuật mà doanh nghiệp cam kết đảm bảo htrợ đthực hiện việc đào tạo)

(Kèm theo các văn bản ký kết hợp tác đào tạo, tuyển dụng lao động hoặc đặt hàng đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp)

  1. Quy chế đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn (gửi kèm theo)
  2. CAM KẾT CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHNGHIỆP

 

  NGƯỜI ĐỨNG ĐU CƠ SĐÀO TẠO NGHNGHIỆP
(ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ II

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định vđào tạo trình độ cao đng, trung cp, sơ cấp theo hình thức đào tạo txa, tự học có hướng dẫn)

…(Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp/doanh nghiệp)…
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …/…… ………, ngày … tháng … năm 20…

 

BÁO CÁO

ĐĂNG KÝ ĐÀO TẠO MÔN HỌC, MÔ-ĐUN, TÍN CHỈ THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA, TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DN

  1. THÔNG TIN CHUNG

– Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp: ……………………………………………

– Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………….

– Điện thoại: ………………………………………….Fax: ………………………………………

– Website: ………………………………………Email: ………………………………………….

  1. TÊN MÔN HỌC, MÔ – ĐUN, TÍN CHDỰ KIN TCHỨC ĐÀO TẠO
TT Tên môn học, mô- đun, tín chỉ Thuộc ngành nghề đào tạo Trình độ đào tạo Quy mô tuyển sinh năm Ghi chú
1          
2          
3          
4          
         
         
           
           
  1. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO Đ TCHỨC ĐÀO TẠO
  2. Chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo

– Chương trình, giáo trình đào tạo, tài liệu hướng dẫn (có các bản mềm kèm theo)

– Học liệu đào tạo bao gồm: học liệu chính, học liệu bổ trợ; các phần mềm, băng đĩa, video, sách, các phần mềm mô phỏng

  1. Hệ thống quản lý đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn

2.1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

– Hệ thống máy chủ; đường truyền (dung lượng)

– Địa điểm đặt trạm đào tạo (nếu có)

– Hạ tầng cơ sở đảm bảo (ít nhất phải có 2 hệ thống hạ tầng kỹ thuật để dự phòng lẫn nhau)…

2.2. Hệ thống quản lý học tập

– Cổng thông tin

– Phân hệ học tập, giảng dạy, tổ chức lớp học, tổ chức thi, báo cáo

– Phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động

– Ứng dụng quản lý quá trình học tập, chế độ báo cáo, lưu trữ, trích xuất dữ liệu

– Phương thức tổ chức thực hiện (tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi, quản lý học viên…)

  1. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, quản trị hệ thống

– Đội ngũ nhà giáo, người hướng dẫn

– Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật

– Cán bộ quản lý, quản trị hệ thống

  1. Việc liên kết với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tổ chức đào tạo: Nêu cụ thể về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ kỹ thuật mà doanh nghiệp cam kết đảm bảo hỗ trợ để thực hiện việc đào tạo

(Kèm theo các văn bản ký kết hợp tác đào tạo, tuyển dụng lao động hoặc đặt hàng đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp)

  1. Quy chế đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn (gửi kèm theo)
  2. Mẫu chứng nhận hoàn thành môn học, mô – đun, tín chỉ

III. CAM KẾT CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, DOANH NGHIỆP

  NGƯỜI ĐỨNG ĐU CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHNGHIỆP, DOANH NGHIỆP
(ký tên, đóng dấu)

 

 

Xem văn bản gốc tại đây

 

Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận